{keywords}
 

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì mà khiến chúng ta phải luôn trong tư thế đón đầu như vậy? Nó là trí thông minh nhân tạo, là thực tế ảo, là xe hơi không người lái...là những khái niệm mang tính công nghệ cao mà đòi hỏi người lao động vận hành trong nền công nghiệp này phải có kiến thức chuyên môn cao. Nếu không, 75% lao động trên thế giới sẽ mất việc làm trong vài thập niên tới vì bị thay thế bởi robot theo dự báo của Liên Hợp Quốc. Họ còn dẫn chứng thêm Hon Hai (Foxconn) sử dụng 45.000 robot để thay thế toàn bộ lao động ‘thông thường’. Amazon trong mùa hè 2016 chỉ có 10.000 robot, hiện tại đã triển khai hơn 15.000 robot.

{keywords}
 

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là trong 17,5 triệu lao động có quan hệ lao động, trên tổng số hơn 53 triệu lao động cả nước thì có chưa đến 19% công nhân kỹ thuật cao. Lao động Việt Nam đang ngày càng trở nên già cỗi và tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Sự tụt hậu về kiến thức chuyên môn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do không đáp ứng được nhu cầu công việc. Lấy một ví dụ điển hình hiện nay là xe ôm công nghệ đã dần thay thế xe ôm truyền thống. Những người không thay đổi kịp thời sẽ bị mất chén cơm trong chính cái nghề từng là thế mạnh của mình.

Thế nhưng việc thiếu kiến thức chuyên môn không đáng báo động bằng sự thiếu chuyên nghiệp và tính chủ động trong công việc. Trong một ngày hội tuyển dụng lao động Việt - Hàn cuối tháng 6 vừa rồi, một doanh nghiệp Hàn Quốc đã chia sẻ về lao động Việt Nam: "Người Việt Nam rất chăm chút, họ quan tâm tới các chi tiết trong công việc nhưng nếu họ tích cực hơn, chủ động tìm việc để làm thay vì chờ được phân công, kết quả sẽ tốt hơn nhiều". Tính chuyên nghiệp của lao động Việt Nam cũng bị đánh giá thấp vì: "Đi tuyển dụng lao động, tôi thấy người Hàn Quốc đọc mô tả công việc rất nhanh và kỹ rồi phỏng vấn, người Việt chỉ túm tụm nói chuyện", một doanh nghiệp khác chia sẻ.

{keywords}
 

Không ngoa khi nói rằng nhân phẩm lao động chính là bản sắc của mỗi quốc gia. Khi nhắc đến Nhật Bản, người ta nhớ đến tính kỷ luật cao, đúng giờ, chuẩn xác và tỉ mỉ trong từng công việc. Người Đức được biết đến với tính “kỷ luật thép”, tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm hết sức mình và tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo. Vậy bản sắc nào cho lao động Việt Nam trong tương lai khi cần cù và siêng năng là chưa đủ?

Đừng để chúng ta bị nói là khôn lỏi và ý thức kém. Làm việc phải mang lại hiệu quả chứ không chỉ là đối phó. Làm việc chỉ để đối phó cấp trên, người chịu thiệt sẽ là bạn. Thử nghĩ xem, nếu bạn nghĩ chỉ cần làm việc tành tành từ ngày này qua ngày nọ, bạn vẫn hoàn thành tốt công việc nhưng không có sự đột phá, không khác biệt, bạn sẽ dễ dàng bị thay thế nếu các ứng viên sau tốt hơn rất nhiều. Không một người chủ nào trả lương cao hơn cho bạn nếu như bạn chỉ làm vừa đủ. Giá trị bạn nhận lại bằng giá trị bạn cho đi.

Không dấn thân trong công việc, tuổi xuân bị lãng phí. Vì sao đều làm việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng có những người chưa đầy 3 năm hay 5 năm đã leo lên vị trí cao hơn. Còn có những người 10 năm, 20 năm vẫn ở mãi một vị trí. Sự khác biệt nằm ở chỗ một người làm việc chỉ để đối phó, không cầu thị và dấn thân trong công việc. Người còn lại thì chỉ ở mãi trong vùng an toàn, ngại khó, sợ thay đổi.

Làm việc bằng đam mê, kinh nghiệm và sự tâm huyết mới tạo nên khác biệt. Khác biệt của những người làm việc bằng đam mê và nửa còn lại của thế giới đó là họ luôn mang một nguồn năng lượng tích cực, không dễ dàng từ bỏ trước mọi khó khăn, luôn dấn thân tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Đừng để chúng ta ngày càng có nhiều “zombie công sở”, những người đi làm trong sự mệt mỏi và chán chường và chẳng biết vì sao mình phải làm công việc này mỗi ngày.

Để thoát khỏi cái bóng của một quốc gia cung cấp lao động giá rẻ, cần lắm những con người dám dấn thân trong công việc, không ngại khó khăn và dám chấp nhận thử thách để tạo ra những khác biệt. Hãy để thế giới trả nhiều hơn cho những giá trị mà bạn mang lại.

Ngọc Minh