Hoá đơn tiền điện tăng đột ngột

Bạn bắt buộc phải tính toán xem các đồ dùng nhà bạn tiêu thụ điện như thế nào. Lúc này kiến thức toán và vật lý đã học phổ thông cần được áp dụng trong thực tế. Các bạn đưa lên mỗi cái hoá đơn, thì không ai hiểu bạn cần gì, bạn dùng điện thế nào.

Tuy nhiên, giá điện là khác nhau theo bậc thang, nếu cách ghi số không đúng có thể khiến bạn trả giá đắt hơn. Ví dụ, 2 tháng đều tiêu hao 300kWh điện, nhưng tháng trước chỉ ghi 200kWh còn tháng sau ghi 400kWh thì tiền trả sẽ khác nhau. Bạn chắc chắn sẽ bị trả nhiều hơn.

{keywords}
Nhân viên điện lực sửa chữa cáp điện. Ảnh: Phạm Hải

Có bạn đưa hoá đơn tháng trước sử dụng 800kWh điện, tháng sau 1.300kWh. Sử dụng ở mức này thì ghi tiêu thụ tháng trước cho tháng sau vài trăm số điện tiền trả cũng không đổi, vì từ 400kWh trở lên giá là như nhau.

Không ít người đưa các trang tin giả nói Thủ tướng yêu cầu EVN phải xin lỗi dân vì hoá đơn tiền điện tăng 200%. Việc của mình với nhà điện cụ thể thế nào Thủ tướng làm sao giải quyết.

Rất nhiều người chia sẻ nội dung “90 triệu dân yêu cầu EVN áp dụng điện một giá”. Với yêu cầu này thì người xài 1.000kWh một tháng cũng muốn trả tiền theo giá của người sử dụng chỉ 100kWh. Nhiều người còn thắc mắc mua nhiều lẽ ra phải rẻ đi, sao lại đắt lên.

Yêu cầu này chỉ có thể là vô vọng mà thôi. Nước đông dân và đang phát triển như Việt Nam thì vài chục năm nữa vẫn luôn trong tình trạng thiếu điện. Trong những ngày hè nóng nực như thế này nhiều địa phương vẫn phải cắt điện sinh hoạt để ưu tiên điện sản xuất và cho các thành phố lớn.

Nhiều người cho rằng giá điện đắt là do độc quyền của EVN. Thực tế nhà nước đang độc quyền giá điện nhưng là giá bao cấp. Điện sinh hoạt thì tính yếu tố an sinh xã hội. Điện sản xuất thì còn tính thu hút đầu tư nước ngoài. Để bù đắp, nhà nước lại phải tìm cách thu chỗ khác. Nhà nước chẳng lấy đâu ra tiền mà cho ai.

Tóm lại, hoá đơn tiền điện tăng thì phải tính toán cụ thể xem mình có thực sử dụng nhiều thế không. Nhà điện ghi khống, ghi sai thì phải đấu với nhà điện cho ra nhẽ. Nếu tiêu dùng nhiều thì nên mắc tiếp một công tơ điện nữa để theo dõi đối chứng. Về phía người sử dụng điện thì bắt buộc phải tính toán tiết kiệm nếu không muốn nhịn tiêu thứ khác.

Không phải cứ có tiền là có quyền xài  

Có một vị nói là nhìn “hóa đơn điện không hiểu được”. Nói như thế chỉ là nói thôi, chứ các phép tính tiền điện chỉ là của học sinh tiểu học mà không biết tính thì làm sao biết giải quyết các vấn đề khác phức tạp hơn của cuộc sống.

Một hóa đơn điện, ví dụ cho tiêu dùng 590kWh sẽ phải trả số tiền là:

50*1.678 + 50*1.734 + 100*2.014 + 100*2.536 + 100*2.834 + 190*2.927 = 1.465.130 đồng (chưa tính 10% VAT). Tiêu thụ từ trên 400kWh trở lên thì đều tính giá tối đa.

Tại sao lại áp dụng bậc thang? Nếu áp dụng một giá so với cách tính hiện nay sẽ như thế nào? Giả sử lấy giá theo bậc 3 hiện tại, thì người dùng từ 200kWh trở xuống sẽ bị thiệt, người dùng từ 300kWh trở lên sẽ có lợi. Nếu áp giá bậc 4 thì phải dùng từ 1.000kWh trở lên mới có lợi, còn áp giá từ bậc 5 trở lên tất cả đều thiệt và thiệt nhất là người nghèo, người dùng ít điện.

Theo số liệu thống kê 2018, thì 87% số hộ tiêu thụ không quá 300kWh/tháng chiếm ~60% sản lượng điện tiêu thụ. Như vậy, chỉ 13% số hộ dùng điện mức trên 300kWh nhưng chiếm ~40% sản lượng điện. Sản lượng mỗi tháng 4,65 tỷ kWh điện, nếu tính giá trung bình cận trên ở mỗi bậc sử dụng dưới 500kWh và tính theo mức giá sử dụng 500kWh cho tất cả trường hợp dùng từ 500kWh trở lên thì tiền điện cả nước sẽ ~ 9.700 tỷ đồng/tháng.

Giả sử cũng sản lượng điện này nếu áp giá bậc 3 hiện nay thì số tiền thu được cũng tương đương. Như vậy, 87% số hộ là người nghèo hoặc có ý thức tiết kiệm sẽ gánh toàn bộ phần được hưởng lợi của 13% số hộ là người giàu hoặc người dùng hoang phí so với cách tính hiện nay. Đương nhiên người dùng nhiều cũng có quyền đòi hỏi bình đẳng về giá, nhưng điện là thứ hàng hóa hữu hạn và không khuyến khích tiêu dùng.

Như vậy, những người có ý kiến đòi hỏi tính điện một giá phải hiểu rằng ngành điện sẽ phải chọn mức giá trung bình chứ không thể chọn mức giá thấp nhất. Nếu là người trong số 13% hộ dân mà đòi tính một giá là sự đòi hỏi ích kỉ. Trái đất này là của chung, ai cũng phải góp phần bảo vệ, giữ gìn tài nguyên cho các thế hệ mai sau, không phải cứ có tiền là có quyền xài. Nếu là người trong số 87% hộ dân thì việc tính giá bậc thang hiện nay là đang được hưởng lợi.

Ngoài ra, nhiều người nói là ngành điện tìm cách móc túi dân khi áp dụng giá điện bậc thang. Ví dụ, tiền điện 2 tháng mỗi tháng tiêu thụ 200kWh sẽ trả tổng 2 tháng là 744.000 đồng. Nếu cố tình ghi tháng trước 180kWh tháng sau 220kWh thì số tiền phải trả là 754.440 đồng, chênh lệch 10.440 đồng (2 tháng). 

Cả nước có khoảng 26 triệu hộ tiêu thụ thì số tiền nếu gian lận như vậy cũng một vài trăm tỷ đồng. Thực tế, nếu gian theo cách này thì cũng chỉ có thể thực hiện 2 tháng một lần. Gian theo quy luật thì người ta cũng sẽ biết. Mặt khác, 40% sản lượng là người tiêu dùng với giá bậc cao rồi thì chẳng gian đi đâu được nữa. Vì vậy, việc ghi chênh lệch không phải không có nhưng không thể là phổ biến. Nhân viên ghi số chẳng có lí do gì để làm sai vì nếu bị phát hiện thì mang vạ.

Ngô Văn Tuyển

Hóa đơn điện: Người trong ngành 'hiến kế' sửa lỗi, cắt thực tế kém thông minh

Hóa đơn điện: Người trong ngành 'hiến kế' sửa lỗi, cắt thực tế kém thông minh

Sự cố đáng tiếc và không nên để xảy ra khi một số khách hàng sử dụng điện “bỗng dưng” bị gia tăng bất thường sản lượng tiêu thụ, khiến tiền điện tăng nhiều chục lần là khó có thể chấp nhận.