Tụt hậu của đất nước, về phương diện nào đó, chính là tụt hậu về giáo dục, mà trước tiên là chậm đổi mới giáo dục.

Khi kể về câu chuyện có tới hơn 93.000 người Việt Nam đi lính và phục vụ quân đội Pháp hồi chiến tranh thế giới Thứ nhất (1914-1918), tôi gặp rất nhiều quan điểm khác nhau, đối chọi nhau như nước với lửa.

Quan điểm thứ nhất là tại sao nước ta không làm việc với chính phủ Pháp tuyên truyền về thời kỳ này, về sự đóng góp của người Việt với chiến thắng của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, và khi đó nguyên thủ Việt Nam hoàn toàn được mời đến Lễ kỷ niệm tại Paris, đứng ngang hàng với các nước Châu Âu, góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Châu Âu.

Quan điểm thứ hai: Một thời những người cộng tác với Pháp đều bị coi là phản bội đất nước, người có lý lịch người thân “xỏ nhầm giày Tây” là rất bị phân biệt đối xử, nay không nên khơi lại làm gì. Nếu khơi lại thì ra trước kia sai à? Nước Việt Nam xưa là thuộc địa, nước Pháp là nước Mẹ, người đi lính bị bắt đi lính cho nước mẹ Đại Pháp, nếu nước Pháp có mời cũng không nên nhận, lại còn chủ động nói chuyện với Pháp để làm gì, đó là nỗi nhục.

Còn một số quan điểm khác nữa, nhưng tựu trung và đối chọi nhất là các quan điểm trên đây. Các bình luận rất gay gắt, ai cũng thấy mình là đúng, và quan điểm của người khác là “nguy hại”. 

{keywords}
Trong khi cuộc sống đã tiến lên, thì giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ đã cũ. Ảnh minh họa

Bình tĩnh mà suy xét, thì thấy ai cũng đúng cả. Họ đúng với quan điểm mà họ được dạy dỗ, được lĩnh hội từ nền giáo dục, hoặc từ “tự giáo dục”.

Quan điểm thứ hai tồn tại trước đây từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cần phải nhận rõ địch-ta, cần khơi hận thù để có động cơ chiến đấu, chỉ rõ sự sai trái của những người cộng tác với chính quyền Pháp.

Một thời xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, coi yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, nhiều khi đồng nhất quan điểm yêu nước với đấu tranh giai cấp, phân biệt rõ ranh giới địch ta, nên quan điểm về những người đi lính cho Pháp từ thời 1914- 1918 như quan điểm thứ hai là đương nhiên của một thời kỳ lịch sử.

Ngày nay, trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, những giá trị phổ quát của nhân loại đã dần được nói đến, đất nước đi vào một giai đoạn phát triển mới, Nhà nước Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền, bảo vệ môi trường, về văn hóa xã hội; Đảng và Nhà nước Việt Nam lại có phương châm làm bạn với tất cả các nước, việc nhìn nhận lại lịch sử là một điều kiện tất yếu.

Ngay như từ ngữ, quan điểm địch ta với chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã thay đổi. Vấn đề dân tộc lại càng cần có một cái nhìn mới, cởi mở và khoa học hơn.

Cho nên những người được giáo dục trở thành “công dân toàn cầu” hay đáp ứng với thời đại công nghệ 4.0 sẽ có cái nhìn về cha ông đi lính cho Pháp thời thế chiến Một, như cái nhìn của quan điểm thứ nhất trình bày trên đây.

Thực tế là, nước Đức, nước gây ra chiến tranh sau đó bị đánh bại ở cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất, thì đại diện nhà nước Đức hiện nay cũng đã đến Paris cùng các nước khác kỷ niệm ngày đình chiến.

Cái nhìn thực dụng là, các nhà nước Pháp, Đức (và cả Việt Nam) ngày nay không còn là nhà nước của những năm 1914-1918 nữa, vậy thì không thể mang lịch sử ra để làm cái cớ chia rẽ dân tộc, mà phải lấy đó làm bài học để phục vụ cho các vấn đề đương đại.

Tựu trung lại, nguồn gốc để có thể phát sinh hai quan điểm đối lập, rồi gây tranh luận quyết liệt, là ở vấn đề giáo dục. Từng thời kỳ có một nguyên lý giáo dục riêng, và hiện tại, nguyên lý giáo dục chậm thay đổi so với cuộc sống. Trong khi cuộc sống đã tiến lên, thì giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ đã cũ.

Một số người đã thuộc lòng bài học cũ, không được tuyên truyền bài học mới, đó chính là những tảng đá lạc hậu cản đường tiến lên của xã hội toàn cầu hóa hiện nay. Tụt hậu của đất nước, về phương diện nào đó, chính là tụt hậu về giáo dục, mà trước tiên là chậm đổi mới giáo dục.

Nhìn từ một bài học lịch sử trên đây, có thể thấy rõ: Nếu có đổi mới giáo dục, khi Nhà nước cho ra luật mới, đề ra chủ trương mới, thì mức độ đồng thuận sẽ cao hơn, sự tranh luận gay gắt dẫn đến mâu thuẫn xã hội sẽ ít hơn.

Xuân Hưng

Phải học đại học mới có tiền và địa vị?

Phải học đại học mới có tiền và địa vị?

Câu hỏi lớn nhất là liệu Bộ Giáo dục và cả hệ thống chính trị có ủng hộ và có đủ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu này cho toàn bộ hệ thống giáo dục hay không?

Qua Nhật, tôi hiểu thế nào là ‘tất cả vì học sinh’

Qua Nhật, tôi hiểu thế nào là ‘tất cả vì học sinh’

Mục tiêu "tất cả vì học sinh" của giáo dục Nhật Bản ít khi được “nắn nót” bằng lời lại hiển hiện nơi đây trong từng việc làm nhỏ nhất.   

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Càng tìm hiểu cái sự học hành ở Đức tôi càng thấy nhiều điều ngạc nhiên đáng nể.

Nghề dạy học: Nghề cao quý nhất?

Nghề dạy học: Nghề cao quý nhất?

Có xã hội nào hưng thịnh, phát triển hài hoà mà không gắng sức dựng xây và cậy nhờ nền giáo dục?

Cuộc cách mạng mềm cho giáo dục: Tôn trọng và yêu thương

Cuộc cách mạng mềm cho giáo dục: Tôn trọng và yêu thương

Môi trường giáo dục hiện nay cần một cuộc cách mạng mềm, với nền tảng của sự tôn trọng và yêu thương. Một Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường chỉ là đối phó.