- Tại sao nhiều cử nhân, trên cử nhân tốt nghiệp hàng năm mà nhiều người vẫn thiếu tay nghề, trình độ để đi làm việc ngay? Vì sao nhiều tiến sỹ, thạc sỹ mà ít có nghiên cứu khoa học cho ra khoa học đến thế? Vì sao số cử nhân thất nghiệp lại tăng cao sau mỗi năm?

Cũng hàng năm, vì sao các bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn cho con cái đi du học?

Trong khi đó, chúng ta không thể phủ nhận thực tế: rất nhiều học sinh Việt Nam vẫn đều đặn dành được giải ở các kỳ thi quốc tế; học sinh Việt Nam vẫn chiếm những suất học bổng rất cao ở trường đại học của các nước phát triển hàng năm. Tố chất con người của chúng ta không kém.

Muốn đất nước phát triển, nhất định phải chấn hưng giáo dục. Chúng ta cần trả lời một câu hỏi đơn giản mà nghiêm túc: Cần đào tạo ra con người như thế nào?

{keywords}
. Chúng ta cần trả lời một câu hỏi đơn giản mà nghiêm túc: Cần đào tạo ra con người như thế nào? Ảnh minh họa, nguồn: Tiền Phong

Gần đây, có nhiều học giả bàn luận, Việt Nam chưa có triết lý giáo dục và cần có triết lý giáo dục như thế nào.

Nói “triết lý giáo dục” có vẻ mang tính học thuật, nhưng là tìm câu trả lời cho câu hỏi: đào tạo con người trở thành người như thế nào? Từ đó, thiết kế ra nền giáo dục trong một giai đoạn tương đối dài, đề ra những nhiệm vụ chi tiết nhằm đào tạo được “sản phẩm” con người.

Trước năm 1975, tuy không chính thức tuyên bố một triết lý giáo dục, chúng ta có khẩu hiệu đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”. Lật giở các văn kiện Đại hội IV của Đảng sẽ thấy, nội hàm “con người mới xã hội chủ nghĩa” là phải yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì dân, phấn đấu lao động tiên tiến…và những đức tính tốt đẹp khác.

Ngày nay, nội dung của “con người mới xã hội chủ nghĩa” so với giai đoạn trước Đổi mới chắc chắn đã thay đổi; chỉ có điều, chúng ta vẫn chưa làm rõ con người được nhà trường giáo dục và đào tạo sẽ trở thành như thế nào.

Một số trường có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” lấy từ sách cổ xưa đượm màu Nho giáo. Cách hiểu “lễ” và “văn” mỗi người một khác, phụ thuộc vào văn hóa và kiến thức của người đó, nên cách hành xử trong nhà trường rất khác nhau, tất nhiên sẽ tạo ra môi trường giáo dục và sản phẩm giáo dục khác nhau.

Nếu “Tiên học lễ, hậu học văn”, đề cao lễ như là răm rắp nghe lời, cấm cãi, trên lớp ghi chép lời của thày rồi học thuộc thì sẽ cho ra một lớp người rô bốt, thiếu sáng tạo.

Có nhà trường treo câu khẩu hiệu “Thày ra thày, trò ra trò” mà không giải thích rõ nội hàm của nó là gì. Điều đó cũng không nên.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam có nhận xét việc không có triết lý giáo dục và cho rằng, Bộ trưởng Giáo dục đã nhắc tới Nghị quyết 29-NQ/TW như là “triết lý giáo dục”. Tuy nhiên, Nghị quyết đó đưa ra yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục chứ chưa định nghĩa “con người sản phẩm” của nền giáo dục và chưa tóm lược được “triết lý giáo dục”.

Muốn có “triết lý giáo dục” cho giai đoạn dài hơi, thì cái triết lý ấy nên được tóm lược rất ngắn gọn.

Trước cách mạng Tháng Tám, đứng trước nhu cầu xây dựng nền văn hóa mới, các lãnh đạo Đảng hồi đó trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” đã đưa ra phương châm “Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa”.

Sau này, thứ tự các yêu cầu có thay đổi gọn “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Đó cũng là yêu cầu “đầu ra” xây dựng nền văn hóa, yêu cầu về “sản phẩm” của nền văn hóa, giúp hình dung rõ ràng nền văn hóa tương lai như thế nào.

Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, về yêu cầu thanh niên phải như thế nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ngắn gọn “Ba sẵn sàng, ba đảm đang”, rất dễ nhớ, dễ làm.

Nước Pháp, sau cách mạng lật đổ phong kiến, xác lập nền cộng hòa, đưa ra khẩu hiệu về con người mới của họ là “tự do, bình đẳng, bác ái”. Về mặt nào đó, khẩu hiệu đó cũng là một triết lý bao quát, trong đó có giáo dục con người.

Như vậy, để tiến tới một triết lý giáo dục, giai đoạn mới cần có “Đề cương giáo dục Việt Nam”, trong đó đưa ra phương châm hành động cho một giai đoạn mới dài lâu, hình dung ra nền giáo dục như thế nào để cho ra con người - sản phẩm – tương ứng.

Đó có phải con người “dân tộc, toàn cầu” hay không? Hoặc đó có phải là nền giáo dục đào tạo con người “độc lập, dân chủ” hay “nhân quyền, tự do, bình đẳng”, hay là “lương thiện, vị tha, toàn diện” hay không? Hay nền giáo dục đào tạo con người “định hướng xã hội chủ nghĩa”… vân vân.

Đào tạo ra con người như thế nào thì sẽ xây được xã hội như thế ấy, tránh được những cãi vã không đáng có, tạo được sự đồng thuận trong khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng đất nước.

Vậy ai là người có soạn ra “Đề cương Giáo dục Việt Nam” nếu không phải là các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà giáo dục có sự đóng góp của toàn xã hội.

Xuân Hưng

Khi cuộc sống đã tiến lên, giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ cũ?

Khi cuộc sống đã tiến lên, giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ cũ?

Tụt hậu của đất nước, về phương diện nào đó, chính là tụt hậu về giáo dục, mà trước tiên là chậm đổi mới giáo dục.  

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Khi lời nói, sách vở, và thực tế cuộc sống khớp nhau hài hòa như thế thì người dân có lòng tin, coi trọng sách vở, và ý thức giữ gìn văn minh kỷ luật xã hội sinh ra một cách tự nhiên thành nền tảng đạo đức.    

Phải học đại học mới có tiền và địa vị?

Phải học đại học mới có tiền và địa vị?

Câu hỏi lớn nhất là liệu Bộ Giáo dục và cả hệ thống chính trị có ủng hộ và có đủ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu này cho toàn bộ hệ thống giáo dục hay không?

“Mở” để người học tự do thể hiện quan điểm

“Mở” để người học tự do thể hiện quan điểm

Một nền giáo dục đúng hướng vừa phải coi trọng chất lượng ở các trường, vừa phải coi trọng giáo dục công dân mang tính xã hội.