- Qua đó có thể tạm hình dung ra bức tranh lớn hơn của ngành giáo dục nước nhà xét ở góc độ chất lượng đào tạo, tuyển dụng và đạo đức của các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục.

Chỉ trong hơn một tháng lại đây, ngành giáo dục ngập trong những trận “bão” dư luận. Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, cô giáo im lặng không giảng bài cả học kỳ, cô giáo bắt học sinh quỳ…, đó là những cụm từ nóng hổi về giáo dục đầu năm nay.

Đã có nhiều phân tích mổ xẻ nguyên nhân của những hiện tượng đáng buồn này từ các góc độ khác nhau: chính sách giáo dục, những biến đổi theo chiều hướng đi xuống của đời sống văn hóa xã hội nói chung, căn bệnh thành tích nặng nề… Nhưng có một khía cạnh rõ ràng không thể thờ ơ. Đó là những lộn xộn trong việc tuyển dụng, phong học hàm, học vị cho người thầy – những người không chỉ mang trọng trách truyền thụ kiến thức mà còn cả nhân cách cho học sinh, sinh viên.

Bỗng dưng trúng tuyển, bỗng dưng mất việc…

Sự việc “hy hữu” xảy ra sau khi phúc khảo kỳ thi tuyển giáo viên ở Quảng Ngãi, đã có 13 người đậu thành rớt, 8 thí sinh rớt lại đậu. Thậm chí còn bi hài hơn khi trong đó có 1 thí sinh từ rớt đã thành... thủ khoa. Đáng chú ý, tại hội đồng thi tuyển giáo viên huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), mới có 86 thí sinh xin phúc khảo thì có đến 70 thí sinh được tăng từ 10-14 điểm (thang điểm 100).

Trước những bất thường này, ngày 9/4, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra, gồm cán bộ chuyên môn của các sở ngành liên quan và Công an tỉnh, nhằm làm rõ có hay không sự gian dối trong kết quả chấm phúc khảo.

Sự việc hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đăk lăk bỗng dưng bị mất việc vì nằm ở diện “dôi dư” đã khiến cho các thầy cô và người dân nơi đây xôn xao lo lắng. Sau đó lại rộ thêm chuyện nhiều giáo viên trong số này từng phải chi tiền để xin việc. Có người “chạy” đến cả trăm triệu để được suất dạy hợp đồng với mức lương tạm tuyển bèo bọt (1-2 triệu) và ráng chờ đến lượt được xét vào biên chế chính thức ở một huyện nghèo.

Chỉ nghe đã thấy lòng trĩu nặng và khó chấp nhận về tình trạng tiêu cực “chạy để được làm thầy”. Học trong một môi trường như thế thì thế hệ tương lai sẽ ra sao? 

{keywords}
Chạy để làm giáo thầy, nghe mới buồn làm sao. Tranh minh họa: Tuổi trẻ

Rồi chuyện Hội đồng chức danh phong học hàm cấp nhà nước phải dừng phê duyệt danh sách ứng viên trong năm 2017 xét phong chức danh GS, PGS theo yêu cầu thanh tra lại của Thủ tướng. Cuối cùng “lộ” ra đến 41/94 trường hợp phải rà soát lại không đạt tiêu chí đề ra hoặc đã chủ động gửi đơn xin rút khỏi danh sách vì tự nhận mình chưa hội đủ tiêu chuẩn.

Điều này cho thấy rất có khả năng nhiều năm qua, việc xét phong học hàm chưa thật sự nghiêm túc. Dưới làm phiên phiến rồi đẩy trách nhiệm lên trên. Trên thì lại không nắm chắc bằng cơ sở cho nên cứ tin vào chữ ký xác nhận, đề nghị của cơ sở. Cuối cùng thì... “úm ba la” chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm.

Vụ việc cũng cho thấy nhiều trí thức nước nhà vẫn còn tư duy chạy theo những danh vị mà mình chưa xứng đáng. Bên cạnh đó là một số quan chức háo danh, chưa đủ giờ giảng trên giảng đường cũng chạy bằng được những tờ xác nhận mà chỉ nghe đã có phần vô lý khi mà với họ, thời gian làm công tác quản lý còn không đủ nói chi thời gian đi giảng.

Nên chăng sau vụ việc này, cần nghiêm túc xử lý từng chữ ký của những thành viên có trách nhiệm, không thể nhẹ nhàng cho qua theo lối “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Chỉ có kỷ luật nghiêm khắc thì mới có thể ngăn chặn sai phạm tái diễn, đỡ tốn kém tiền thuế của dân chỉ cho việc thành lập đoàn thanh tra đi xác minh như vừa rồi. 

{keywords}
So với năm 2014, số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao gấp 1,9 lần. Đồ họa: Tiền Phong

Chỉ sơ sơ 3 ví dụ này đã phần nào cho thấy một bức tranh ảm đạm, tiêu cực trong công tác tuyển dụng giáo viên ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cho đến nơi có quyền xét phong hàm GS, PGS. Qua đó có thể tạm hình dung ra bức tranh lớn hơn của ngành giáo dục nước nhà xét ở góc độ chất lượng đào tạo, ở khâu tuyển dụng và đạo đức của các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục. Mà đó mới chỉ là những trường hợp “bị lộ”, còn bao nhiêu “đồng chí chưa bị lộ” nữa?

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức hệ trọng, biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, có vẻ như ngành giáo dục chúng ta nói vậy mà chưa phải vậy? Đã đến lúc ngành giáo dục nước nhà phải có một cuộc “đại phẫu” thật triệt để chứ không chỉ dừng lại ở khâu hô hào chung chung mà thiếu thực chất. Trong đó, việc chấn chỉnh những bất cập trong đào tạo, tuyển chọn người thầy, xác lập lại và phát huy vai trò của họ chắc chắn phải được coi là nhiệm vụ quan trọng.

Quốc Phong

Những ‘kẻ cứng đầu’ ấy đã không phải chuyển trường

Những ‘kẻ cứng đầu’ ấy đã không phải chuyển trường

Khác với nhiều người chọn né tránh đấu tranh, “những kẻ cứng đầu” ấy cảm thấy sự thôi thúc phải đấu tranh lớn hơn và họ đã góp phần vào những bước tiến lịch sử.

Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục “cá ăn kiến, kiến ăn cá”

Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục “cá ăn kiến, kiến ăn cá”

Để không còn những biểu hiện của thứ giáo dục quỳ gối, giáo dục bạo hành, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá, thì chỉ với người thầy thôi, là chưa đủ và không công bằng.

Trẻ uống nước giặt giẻ lau: Chúng ta quên dạy về lòng tự trọng?

Trẻ uống nước giặt giẻ lau: Chúng ta quên dạy về lòng tự trọng?

Bạn nghĩ gì khi nghe chuyện một cô giáo lên lớp không giảng bài? Bạn nghĩ gì khi biết một đứa trẻ phải uống nước bẩn từ hình phạt của cô giáo? 

Nhà giáo sẽ là người thầy "quyền lực" hay "quyền uy"?

Nhà giáo sẽ là người thầy "quyền lực" hay "quyền uy"?

Tại sao học sinh tiểu học Việt Nam lại có tinh thần nhẫn nại và sự chịu đựng bền bỉ đến thế cho dù trong nhiều giờ học giáo viên chỉ đọc đi đọc lại nội dung sách giáo khoa một cách rất nhàm chán?

Giáo viên nhà to xe đẹp có trông chờ vào lương?

Giáo viên nhà to xe đẹp có trông chờ vào lương?

Tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: Sao lại không thực hiện chính sách có nội dung hợp lòng dân và đáp ứng đúng nhu cầu khách quan như thế?    

Cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Là giảng viên, tôi thấy…

Cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Là giảng viên, tôi thấy…

Xét cho cùng, trong môi trường giáo dục, mọi hành xử đều phải xuất phát từ sự tự tôn trọng và tôn trọng lẫn nhau, nếu không hệ quả sẽ chỉ là sự hỗn loạn.    

Cô giáo bị buộc quỳ gối và “nền giáo dục không quỳ gối”

Cô giáo bị buộc quỳ gối và “nền giáo dục không quỳ gối”

Trong chuỗi những hành vi bạo lực học đường, bạo lực bệnh viện, cái xấu cái ác ngang nhiên tấn công trực diện vào nền tảng đạo đức xã hội: Người thầy giáo và người thầy thuốc.