Người Pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình kiến trúc nhằm phục vụ mục đính chiếm đóng lâu dài Đông Dương thuộc địa của họ. Không có lý do gì để họ đầu tư nhiều tiền của như vậy mà chỉ xây dựng các công trình kiến trúc có tuổi thọ khoảng một trăm năm.

LTS: Vụ sập ngôi nhà Pháp cổ số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, làm chết 2 người, đang dấy lên những tranh cãi về công tác bảo tồn và sử dụng các ngôi nhà di sản từ thời Pháp. Để có góc nhìn sâu sắc từ giới chuyên môn, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của KTS Lý Trực Dũng.

Biệt thự hay công thự?

Ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo Hà Nội được xây dựng năm 1905, vốn là trụ sở của Chi nhánh Hội Tam điểm Đông Dương. Năm 1955 khi tiếp quản Thủ đô, ngôi nhà này được coi là nhà vắng chủ và được giao cho Tổng cục đường sắt quản lý để làm nơi làm việc. Nó vốn không phải là nhà ở nên theo tôi không nên gọi ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo là biệt thự, mà gọi nó là công thự mới chính xác.

Tuổi thọ công trình Pháp xây dựng ở VN chỉ có trên dưới 100 năm?

Sau sự cố trưa ngày 22/9/2015, công thự Pháp cũ số 107 Trần Hưng Đạo đã đổ sập một phần làm chết 2 người và nhiều khác khác bị thương. Các đài, báo rộ lên thông tin khác khá shock về tuổi thọ của các công trình của Pháp xây dựng. Có báo đăng tin “Năm 2012, chủ nhân của nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội nhận được văn bản từ Pháp gửi sang, với đại ý khuyến cáo về việc các công trình thuộc loại này đã hết niên hạn sử dụng nếu đối chiếu theo thời điểm xây dựng” và nêu rõ nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đã có dịp tìm hiểu thông tin trên. Vì không tin có văn bản như thế nên tôi trực tiếp hỏi anh Trần Hậu Yên Thế thì anh ấy trả lời cũng chỉ nghe nói!

{keywords}
HIện trường ngôi nhà bị sập hôm 22/9 tại 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Phạm Hải

Mới đây, trả lời câu hỏi của Báo Sài Gòn Giải phóng: “Phần lớn các công trình biệt thự thời Pháp còn lại ở Hà Nội đều có tuổi thọ trên dưới 100 năm. Như vậy đồng nghĩa với việc hầu hết số đó đã không còn niên hạn sử dụng?” Ông KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên KTS trưởng thành phố thành phố Hà Nội đã trả lời: “Các chuyên gia của Pháp thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã từng trả lời rằng những công trình của của Pháp xây dựng, đặc biệt là các biệt thự xây dựng tại Hà Nội đều đã quá niên hạn sử dụng”.

Cần biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chính phủ Pháp và nhiều nhà đầu tư Pháp đã đầu tư lớn vào Đông Dương, đặc biệt là Vit Nam. Họ nhận thấy Đông Dương có tiềm năng quá lớn, quá hấp dẫn về tài nguyên, khoáng sản, du lịch và lại có v trí địa chính trị cực kỳ quan trọng. Họ đã gấp rút đầu tư xây dựng hệ thống sở hạ tầng như giao thông đường bộ, đường sắt, cầu, cấp điện, cấp nước, thoát nước...

Về quy hoạch Pháp đã cử sang Việt Nam nhiều KTS rất giỏi có tiếng thế giới như KTS Ernst Hebrad. Năm 1921 Enrst Hébrad được bổ nhiệm phụ trách quy hoạch các đô thị Đông Dương. Năm 1923 Hebrad Hébrad chỉnh sửa lại quy hoạch Sài Gòn 1859-1865, và cũng năm này ông cũng là người đầu tiên thiết kế quy hoach hoàn thiện và mở rộng Hà Ni.

Hàng loạt các công trình kiến trúc quan trọng tiêu biểu được xây dựng như: Phủ Toàn quyền (nay là Chủ tịch phủ), Dinh Thống sứ (nay là Nhà khách Chính phủ), Nhà hát thành phố, Tòa án tối cao, Sở tài chính (nay là Trụ sở Bộ ngoại giao), Viện bảo tàng Viễn Đông bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử), Viện Pasteur (nay Viên vệ sinh dịch t), Nhà thờ Cửa Bắc v.v...

{keywords}
HÌnh ảnh biệt thự 107 Trần Hưng Đạo trước đây được in trên bưu thiếp. Ảnh tư liệu

Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà, Bưu đin trung tâm Sài Gòn, Nhà hát thành phố… Sài Gòn, Trường cao đẳng Sư phm (Trường Grand Lycee Yersin), Ga Đà Lạt… Đà Lạt,v.v... và rất nhiều dinh thự, biệt thự ở Lào, Campuchia. Đặc biệt ở Việt Nam số dinh thự, biệt thự Pháp nhiều đến con số hàng ngàn. Riêng Hà Nội có khoảng 1.600.

Điều này khẳng định người Pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình kiến trúc nhằm phục vụ mục đính chiếm đóng lâu dài Đông Dương thuộc địa của họ. Không có lý do gì để họ đầu tư nhiều tiền của như vậy mà chỉ xây dựng các công trình kiến trúc có tuổi thọ khoảng một trăm năm.

Trên thế giới cũng không có một nước nào dám công bố các công trình kiến trúc công sở, công cộng, dinh thự, biệt thự tầm cỡ như người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam chỉ có tuổi thọ khoảng một trăm năm. Việc ông Nghiêm cho biết các chuyên gia Pháp thông qua Sứ quán Pháp (nếu có) đã trả lời như trên, cũng chỉ là ý kiến cá nhân chủ quan của họ.

Cần biết rằng, hiện nay rất nhiều cơ quan quan trọng của VN từ Trung ương đến địa phương đang sử dụng hàng trăm công sở, công trình công cộng, dinh thự, biệt thự cũ của Pháp. Cơ quan nào, cá nhân nào dám để họ vẫn làm việc, ở… trong các công trình đã quá niên hạn sử dụng này mặc dù đã có cảnh báo từ phía Pháp?

Với tư cách là một kiến trúc sư có trên 35 năm kinh nghiệm trực tiếp thiết kế và chỉ đạo thi công cải tạo, duy tu, bảo dưỡng nhiều công trình biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội, Phnom Penh cho tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế cũng như chủ nhân người Vit Nam, tôi thực sự ngạc nhiên về câu trả lời của ông Đào Ngọc Nghiêm.

Trong công việc cải tạo các dinh thự, biệt thự, công sở cũ của Pháp tôi cũng từng làm việc với các kiến trúc sư, kỹ sư Pháp, Đức có kinh nghiệm, nhưng tôi chưa hề nghe ai phát biểu như vậy.

Cách đây khoảng 30 năm tôi đã nghe nói Chính phủ Pháp có gửi cho chính phủ Việt Nam một văn bản nói rằng họ không chịu trách nhiệm về sự an toàn cho các công trình mà Pháp đã xây dựng ở Vit Nam. Có thể có một văn bản như vậy vì Pháp không còn là chủ sở hữu và quản lý các công trình này nữa. Nếu có thì Văn phòng chính phủ, lãnh đạo Bộ Xây dựng và lãnh đạo các địa phương có công trình Pháp xây dựng chắc chắn phải được thông báo cụ thể.

Còn việc khẳng định về niên hạn sử dụng của công trình kiến trúc là một chuyện hoàn toàn khác. Tôi cho rằng bất kỳ ai có chuyên môn xây dựng phát biểu nào với cơ quan truyền thông về niên hạn sử dụng hàng ngàn công trình kiến trúc cũ của người Pháp ở Việt Nam mà không nêu rõ từ văn bản pháp lý cụ thể nào từ phía Pháp là vô trách nhiệm, gây hoang mang dư luận, nhất là với người dân thiếu kiến về xây dựng, kiến trúc.

Thực tế khi tiến hành cải tạo, sửa chữa các biệt thự Pháp cũ chúng tôi thấy các biệt thự này đều được thiết kế và xây dựng rất tốt. Thời gian đầu, khi công nghiệp vật việu xây dựng chưa được phát triển ở Việt Nam, rất nhiều công trình được xây dựng với gần như toàn bộ vật liệu đem sang từ Pháp bao gồm cả sắt thép, xi măng, gạch, ngói, đá chẻ Acđoa..vv…

Nhược điểm lớn nhất ở tất cả các công trình Pháp ở VN theo tôi là thiếu lớp chống thấm ngang cho tường gạch chịu lực để ngăn thấm ngược, bởi nước đọng từ móng nhà lên tường gây ẩm, mốc vữa trát bên trong nhà… Có thể cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 người Pháp chưa có vật liệu chống thấm tốt hoặc họ không lường được sự phức tạp và ẩm ướt của nền đất, đặc biệt ở miền Bắc Vit Nam.

(Còn nữa)

KTS Lý Trực Dũng