Sẽ không có bữa trưa miễn phí, đặc biệt cho các quyết định khó khăn. Với ASEAN và vấn đề Biển Đông cũng là một trường hợp tương tự.

LTS: Mối lo ngại này rõ ràng hơn, phần lớn bắt đầu vào 2012, khi lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia không thể đưa ra một tuyên bố chung. Và gần đây nhất là câu chuyện về “bản tuyên bố chung” tại Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN tại Vân Nam tuần trước.

Tháng 8 năm ngoái, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 48 năm hình thành. Cũng trong thời điểm đó, các cuộc tranh luận của các học giả, nhà hoạch định chính sách và giới quan sát, cả trong và ngoài khu vực, về tầm quan trọng của khối này với tình hình an ninh khu vực, và với chính sách đối ngoại của từng quốc gia, được hâm nóng.

Được ví như “diễn đàn nối kết” qua các cơ chế khu vực của mình như ASEAN+1, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN tạo cơ chế để các quốc gia đối thoại và tìm cách giải quyết. Sự nối kết này làm nên vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực khác nhau, cả các vấn đề được coi là gai góc và nhạy cảm nhất.

Quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN đã bị thách thức trong thời gian gần đây, khi ASEAN dường như đang ngày càng bị kéo theo nhiều hướng bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ trong tranh chấp Biển Đông, vốn đã nhiều hơn một lần xảy ra các thách thức đối với tính đoàn kết và vai trò trung tâm của khối này. Nhiều tiếng nói ngày càng bi quan về khả năng duy trì tính liên kết, cũng như khả năng tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong hợp tác khu vực.

{keywords}

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Reuters

Mối lo ngại này rõ ràng hơn, phần lớn bắt đầu vào 2012, khi lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia không thể đưa ra một tuyên bố chung. Và gần đây nhất là câu chuyện về “bản tuyên bố chung” tại tại Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN tại Vân Nam tuần trước. Sự thiếu vắng đồng thuận nội khối dẫn đến bất cứ một bản cập nhật nào từ phía ASEAN về tuyên bố chung, lẫn một tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc, đều không thể thông qua.

Tình hình Biển Đông đang căng thẳng đặt ASEAN và các cơ chế của khối này trước những cơ hội, cũng như thách thức quan trọng. Việc đẩy mạnh các diễn đàn trở thành một khuôn khổ để nâng cao khả năng dự báo và sự minh bạch giữa các quốc gia là một ý tưởng đang được nhiều học giả cổ xúy.

Đối đầu và xung đột nảy sinh khi các quốc gia không nắm rõ về những nhu cầu và ý định của các quốc gia khác. ASEAN có thể quảng bá về xây dựng lòng tin và thúc đẩy sự tin tưởng bằng cách sử dụng Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), ARF hay EAS, để khuyến khích các quốc gia thành viên chia sẻ và thảo luận về an ninh và chiến lược quốc phòng của mình. Chẳng hạn như tiêu chuẩn hóa hành động trên Biển Đông, hay công bố sách trắng chiến lược quốc phòng.

Bên cạnh đó, trong khi ASEAN dường như đã chủ động trong việc khuyến khích hội nhập kinh tế khu vực thông qua các các hiệp định đàm phán tự do thương mại với các đối tác quan trọng, thì khối này cần chủ động hơn trong việc thúc đẩy các sáng kiến tương tự về các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông.

Các rủi ro tại Biển Đông đang là các sự đe dọa trực tiếp đến con đường kinh tế và hàng hải của khu vực. Vì thế, những hoạt động và mức độ hiện tại của ngoại giao kênh 2 và ngoại giao kênh 1.5 cần được đẩy mạnh. Đó là ý kiến của chuyên gia Ernest Bower, cố vấn cao cấp của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). ASEAN như một khối và các quốc gia thành viên có chia sẽ lợi ích cần đầu tư vào cấp độ thay đổi mô hình của cuộc đối thoại ở Biển Đông và tìm kiếm để quảng bá cũng như gia tăng những cuộc thảo luận để làm sáng tỏ các thảo luận cấp chính sách trong các diễn đàn chính thức của khu vực.

Đối thoại là một kênh để nêu vấn đề và lắng nghe quan điểm của các bên. Tuy nhiên muốn biến lời nói thành hành động thì cần phải có một cơ chế ràng buộc, cái là một vấn đề của ASEAN hiện nay trong vấn đề Biển Đông.

“Phương cách ASEAN” (ASEAN Way) trong một thời gian dài được xem là một cách thức đặc thù của khối các nước nhỏ và vừa này để tìm kiếm một cơ chế gắn kết các quốc gia lớn trong khu vực.

4 yếu tố gồm không can thiệp nội bộ, không chính thức hóa, thể chế hóa tối thiểu, tham vấn và đồng thuận, không sử dụng vũ lực và tránh đối đầu, được nhấn mạnh như các nguyên tắc chính. 4 yếu tố này một mặt tăng sự uyển chuyển, “dễ chịu” cho các thành viên nội khối, cũng như các đối tác bên ngoài đang làm việc với khối này, nhưng nó là rào cản cho những quyết định quan trọng cần sự mạnh mẽ và dứt khoát.

Theo học giả, Mark Beeson (Đại học Murdoch, Úc), ASEAN cần phải được cải thiện về chính trị không chỉ vì sự tồn tại của chính nó thông qua phương cách ASEAN.

Trong quá khứ, chủ nghĩa khu vực tại khu vực Đông Nam Á được hình thành để đáp lại sức mạnh bá quyền mà thông qua đó tạo nên sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia nhỏ hơn chống lại các quốc gia lớn hơn. Ví dụ, ông đưa ra trường hợp của ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN và ASEAN+3, được xem như các phản ứng để giảm bớt bá quyền của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Đến thời điểm này, sự chuyển dịch “bá quyền” đang diễn ra và cần có một thích nghi mới.

Nếu muốn có được điều gì đó cụ thể thì ASEAN nên hiểu rõ những nhu cầu của mình và bắt đầu bằng những thử nghiệm rõ ràng hơn. Khối này có thể bắt đầu với những vấn đề thuộc dạng “an ninh mềm” như việc phối hợp trong các lãnh vực cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Hoặc trong vấn đề kinh tế, khối có thể tập trung sự thảo luận vào vấn đề xây dựng năng lực để chuẩn bị cho các nước ASEAN tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc vào những dự án đầu tư thuận lợi trong các lĩnh vực mà các cường quốc bên ngoài khu vực đang quan tâm và muốn thúc đẩy. ASEAN nên củng cố và tăng nhanh tiến độ của cả Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để ngăn chặn một sự chia rẽ trong nội khối ASEAN.

Liên quan trực tiếp đến tranh chấp tại Biển Đông, ASEAN cần lựa chọn nhiều phương thức hành động khác nhau. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng rằng Hoa Kỳ đang ngày càng tăng cường hỗ trợ cho vai trò trung tâm ASEAN, và ít nhất nước này đã thúc đẩy chương trình nghị sự của mình hướng về các tranh chấp ở Biển Đông trong các cuộc thảo luận. Đây chính là một sự công nhận ngầm vai trò trung tâm ASEAN trong thực tế qua việc nhấn mạnh rằng “chính trị cường quốc” không phải là tất cả, và với sức mạnh vượt trội anh có thể điều khiển các chương trình nghị sự của ASEAN theo một cách nào cũng được.

Sẽ không có bữa trưa miễn phí, đặc biệt cho các quyết định khó khăn. Với ASEAN và vấn đề Biển Đông cũng là một trường hợp tương tự.

Nguyễn An