Du khách được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội xưa cùng sự tinh tế trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại ngôi nhà di sản 38 Hàng Đào.

Trong không nhiều công trình kiến trúc lịch sử còn sót lại giữa lòng phố cổ Hà Nội, ngôi nhà di sản 38 Hàng Đào (Đình Đồng Lạc) vừa khai trương, mở cửa đón du khách là nơi những giá trị văn hóa xưa cũ được tái hiện dưới góc nhìn đương đại.

Đình Đồng Lạc được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê, là nơi thờ vọng thần Cao Sơn, Linh Lang, Bạch Mã. Đình xưa kia bán yếm lụa, còn lưu giữ được bia đá dựng năm Tự Đức - Bính Thìn (1856) có ghi rõ “Đình chợ có bán yếm lụa do chủ hiệu Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê”.

Tuy nhiên, trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đình này đã bị phá hủy. Qua nhiều lần tu sửa, kiến trúc ngôi đình không còn nguyên vẹn. Từ năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô 2 tầng dùng để bán hàng và nhà ở. Dù đã được phục dựng và tu bổ, được biết đến như “ngôi nhà di sản” nhưng du khách quốc tế khi đến Hà Nội ít biết đến cũng như ghé thăm ngôi đình này. Tuy nhiên, từ ngày 4-1-2017, Đình Đồng Lạc chính thức được công nhận là Cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, trở thành địa điểm du lịch với cái tên “Không gian văn hóa Hanoia”.

{keywords}

Toàn bộ không gian tầng 1 được thiết kế như một không gian trưng bày những sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam như đồ sơn mài Hạ Thái, lãnh Mỹ A, giấy dó, các sản phẩm thêu tay… với ý đồ làm sống lại những sản phẩm thủ công đã gần như thất truyền. 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Trên mỗi sản phẩm đều được vẽ, in, chạm khắc hình ảnh những danh thắng, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội như cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Long Biên, Khuê Văn Các… hay những chi tiết cách điệu như những ngôi nhà mái ngói, diềm mái cong của những ngôi đình, chùa…

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Bài, ảnh: T.Lê