Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTT&DL vừa có văn bản yêu cầu Sở VHTT Bình Định  khẩn trương kiểm tra thực tế, xác minh thông tin các di tích tháp Đôi và cụm tháp Bánh Ít trong quần thể tháp Chăm cổ bị xâm hại, đề xuất phương án bảo vệ di tích, báo cáo UBND tỉnh Bình Định và Bộ VHTTDL. 

Trong công văn số 301/DSVH-DT gửi Sở VHTT  tỉnh Bình Định, Bộ VHTTDL yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trước ngày 10/5/2019.

{keywords}
Khoan, bắt vít khung thép vào tháp Chăm để quảng bá du lịch.

Trước đó, các cơ quan quản lý di tích của tỉnh Bình Định đã khoan lên tường tháp, mặt tháp, bắt vít các khung sắt để treo biển quảng cáo du lịch. Hành động trên được dư luận đánh giá là phản cảm và xâm hại di tích tháp cổ một cách nặng nề.

Rất nhiều người dân đã tỏ ý bất bình, hình ảnh các khung sắt được bắt vít và khoan chặt vào tường tháp đã được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Cụ thể là tại tháp Đôi (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) và cụm tháp Bánh Ít (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước). Đáng nói ở chỗ, các chính các cơ quan quản lý văn hóa Bình Định lại là những người xâm hại 2 cụm tháp cổ nói trên. Hai cụm Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít hiện được giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Định quản lý. 

Theo lý giải của Giám đốc Bảo tàng Bình Định thì việc đặt biển quảng bá điểm đến của ngành du lịch Bình Định trên cụm tháp Đôi và tháp Bánh Ít là do Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định (thuộc Bảo tàng Bình Định) thực hiện. Slogan gắn trên các tháp đơn vị đã xin góp ý của Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ và Sở Văn hóa Thể thao. Nhưng riêng việc khoan vào tháp thì không xin ý kiến, bởi thấy đơn giản nên tự làm luôn. 

{keywords}
Trong công văn số 301/DSVH-DT gửi Sở VHTT tỉnh Bình Định, Bộ VHTTDL yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trước ngày 10/5/2019.

 

Di tích tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII) và cũng là quần thể còn nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định. Tháp được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1982. Tháp Đôi là công trình kiến trúc Chăm cổ, được xây vào cuối thế kỷ thứ XII, gồm kết cấu hai khối liền kề. Tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn một chút. Năm 1980, Tháp Đôi này được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Tình Lê

Dùng nước rửa chén để vệ sinh bảo vật quốc gia

Dùng nước rửa chén để vệ sinh bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia “Vườn xuân Trung Nam Bắc” bị hư hại do vệ sinh bằng nước rửa chén - Đó là kết luận của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sau khi kiểm tra thực tế hiện trạng bảo vật quốc gia “Vườn xuân Trung Nam Bắc”.