Xưa kia, trồng bông, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm là công việc thường xuyên của phụ nữ dân tộc Tày ở Cao Bằng. Bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của người phụ nữ Tày đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm sắc màu sặc sỡ, hoa văn đẹp. Chính những tấm vải thổ cẩm này tạo nên hồn cốt hoa văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm ở Cao Bằng đang dần mai một trước sự phát triển của dệt may công nghiệp.

Luống Nọi (Hà Quảng) là làng nghề duy nhất trong huyện còn nguyên bản về kỹ thuật, công cụ dệt thổ cẩm. Nơi đây, hiện còn gần 30 khung cửi trong những ngôi nhà sàn của các gia đình dân tộc Tày. Địa danh này hiện nay trở thành một trong những điểm trong Công viên địa chất non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận. 

{keywords}
Nghệ nhân Nông Thị Thược bên khung cửi, hàng tháng nếu chăm chỉ, bà thu về hơn chục triệu đồng - mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung làm nông nghiệp ở Luống Nọi.

Bà Nông Thị Thược – người dân tộc Tày đầu tiên được phong danh nghệ nhân làng nghề truyền thống - người phụ nữ hiếm hoi hàng ngày vẫn miệt mài bên khung cửi chia sẻ, lớn lên như bao thiếu nữ dân tộc Tày, bà cũng được ông bà cha mẹ truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Từ đời này qua đời kia, bà vẫn dệt tấm thổ cẩm chủ yếu 6 màu chủ đạo gồm: Xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. 

“Từ các màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm. Họa tiết trên tấm vải thổ cẩm là các loài hoa, chim muông, thú quý... Đây là nét riêng tạo nên bản sắc cho thổ cẩm của người Tày Cao Bằng. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm vẫn được dùng trong đời sống tâm linh như: Những tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của thầy cúng…Trong quá trình dệt, tôi có sáng tạo thêm các hoạ tiết cho có phong cách riêng, nhưng vẫn giữ nét truyền thống của dệt thổ cẩm Luống Nọi. Nhiều lúc đi làm đồng, nghĩ ra hoạ tiết gì đó hay hay, tôi lao về dệt ngay, thường chúng tôi không phác hoạ ra giấy, tất cả có ở trong đầu hết rồi. Bao năm vẫy vậy đấy!”, bà Nông Thị Thược cho biết. 

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hoạ tiết thổ cẩm ở Luống Nọi rất khác và đặc biệt riêng có. 

Nghệ nhân Nông Thị Thược cũng cho biết, dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng rất đặc biệt, không phải dệt từ mặt phải và là tạo hoa văn trên mặt trái. Đó chính là nét độc đáo. Tức là khi họ giăng những que tre trên khung cửi là họ đã lập trình sản sẽ đưa sợi vải vào và con thoi đưa qua đưa lại sẽ tạo lên những sản phẩm đã được lập trình sẵn. Mỗi lần chỉ tạo được 1 hoa văn. Nếu muốn tạo 1 hoa văn khác thì sẽ phải lập trình lại từ đầu.

Gắn bó bên khung cửi từ năm 13 tuổi, hiện nay nhà bà còn 3 chiếc khung dệt đã được lưu truyền qua 4 thế hệ bắt đầu từ thời bà cố nội của bà Thược. Vì vậy, bà luôn trân trọng, gìn giữ nghề dệt của tổ tiên. Miệt mài bên khung cửi như vậy nên tiếng lành đồn xa, những sản phẩm thổ cẩm không chỉ có khách trong tỉnh đến đặt hàng, nhiều đơn đặt hàng từ Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và vài năm trở lại đây, khách du lịch các nước Bỉ, Anh, Pháp, Đức... cũng đến đặt hàng, mỗi lần đặt từ vài chục chiếc trở lên. 

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Gắn bó bên khung cửi từ năm 13 tuổi, hiện nay nhà bà Thược còn 3 chiếc khung dệt đã được lưu truyền qua 4 thế hệ bắt đầu từ thời bà cố nội của bà Thược.


“Dệt hoàn toàn thủ công, nếu một tấm vải 40cm*120cm tôi bán cho khách nước ngoài tầm 6triệu đồng. Một tháng nếu làm chăm chỉ, tôi có thể dệt được 3 tấm. Giờ sản phẩm làm ra không đủ cầu, khách khắp nơi đặt. Họ thích thổ cẩm Tày bởi hoạ tiết nổi bật, nhiều người đặt hàng tôi để may áo dài, chăn, ga, gối. Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nào cũng có 1,2 khung dệt vải, con gái trong xóm đều phải học và biết dệt để tự tay dệt quần áo, mặt địu, vỏ chăn, gối... sử dụng trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái hoặc đem bán tại các chợ phiên trong tỉnh",  bà Thược cho biết.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay, nhưng hiện xóm chỉ còn ít hộ duy trì, những người thợ còn gắn bó với nghề chỉ vì sự đam mê, muốn gìn giữ nghề cho thế hệ sau và tạo thêm thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn. Vậy nên, bà Thược rất mong muốn được hỗ trợ để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống có từ bao đời.

Tình Lê