Mảnh thiên thạch nặng 5 kg đã được bán với giá 612.500 USD (14.3 tỷ đồng) trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston, Mỹ và nó sẽ được đưa về chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Chiêm ngưỡng những di sản của Việt Nam tại Ninh Bình

Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019

Sẽ trình hồ sơ 'Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh' lên UNESCO

Theo thông tin từ Trung tâm giao dịch đấu giá RR Auction, mảnh thiên thạch nặng 5 kg có tên gọi "Mảnh ghép Mặt trăng" là mảnh thiên thạch có nguồn gốc từ mặt trăng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, gồm 6 phần gắn liền với nhau, với phần lớn nhất có trọng lượng khoảng 2,7 kg. Khối thiên thạch được phát hiện vào năm 2017, tại Mauritania, phía tây bắc châu Phi. Mảnh thiên thạch có thể đã rơi xuống trái đất hàng nghìn năm trước.

{keywords}
Khối thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" được trưng bày tại Amherst, bang New Hampshire, Mỹ. 


Theo ông Robert Livingston, Phó Chủ tịch của RR Auction, những mẫu đá Mặt Trăng được các phi hành gia Mỹ mang về Trái Đất đều là tài sản của chính phủ. Đấu giá là cách duy nhất để những nhà sưu tập tư nhân có thể sở hữu đá Mặt Trăng. Và ông Nguyễn Văn Trường - người Việt Nam đã đấu giá thành công mảnh thiên thạch này với giá 612.500 USD (14.3 tỷ đồng) trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston, Mỹ.

Thượng toạ Thích Minh Quang cho biết, thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" sẽ được đưa về đặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) trong vòng 10 ngày tới. Đây cũng là ngôi chùa sẽ diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 - một trong những hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại - sẽ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 12 - 14/5/2019. 

{keywords}
Hiện tại, các hạng mục tại chùa Tam Chúc đang được khẩn trương hoàn thiện để đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, học giả và hơn 10.000 phật tử đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Vesak.

 

Cũng theo thượng toạ Thích Minh Quang, sau khi tiếp nhận, nhà chùa sẽ mời các nhà điêu khắc nổi tiếng để đục đẽo, tạc khối thiên thạch trên thành tượng Phật. Khi hoàn thành, tượng Phật này sẽ được bày tại chùa Ngọc nằm ở trên núi thuộc quần thể chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc làm hoàn toàn bằng đá khối nặng 2.000 tấn, không cần bê tông làm vật liệu kết dính. Chùa do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác bằng các kỹ thuật truyền thống từ hàng nghìn năm.

"Lần đầu tiên tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện tượng Phật làm bằng thiên thạch mặt trăng", thượng tọa Thích Minh Quang thông tin thêm.

{keywords}
Chùa có tới 12.000 bức tranh tái hiện cuộc đời của Đức Phật do những người thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa đưa sang.

 

 

Hiện tại, các hạng mục tại chùa Tam Chúc đang được khẩn trương hoàn thiện để đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, học giả và hơn 10.000 phật tử đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Vesak.

Đây được xem là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.

Tình Lê