Triển lãm ngoài chiếu phim còn trưng bày các tư liệu, chứng cứ và bản đổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Triển lãm với các cụm chủ để, gồm: Chủ đề các tư liệu văn bản Hán Nôm, mô tả đầu tiên về các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa với cái tên đầu tiên là Thuần Việt, chứng tỏ rằng người việt có mặt trên đảo từ xưa; Chủ đề về các bản đồ từ thế kỷ 17-20; Chủ đề về các bản đồ của người phương Tây vẽ bản đồ của Việt Nam và Trung Quốc, các bản đồ này đều khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam và địa giới của Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam; Chủ đề các bản đồ và chứng lý trước năm 1975, trong đó người Pháp dựng bia khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của đế chế An Nam và cuối cùng là chủ đề mô hình 3D các hiện vật khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam.

{keywords}
Các đại biểu chia sẻ kiến thức nghiên cứu về tình hình biển Đông cho các sinh viên tại buổi triển lãm

Phát biểu tại buổi triển lãm, ông Hoàng Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền Thông  cho biết, biển, đảo là một phần “máu thịt” thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Ngày nay và mãi mãi về sau, các thế hệ người Việt Nam chúng ta có trách nhiệm phải luôn giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển, đảo của tổ tiên để lại, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc Việt Nam.

{keywords}

Ông Hoàng Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền Thông phát biểu trong buổi Triển lãm bản đồ Hoàng Sa-Trường Sa đến với sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM
{keywords}
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM lắng nghe thuyết trình về triển lãm bản đồ Hoàng Sa-Trường Sa 
{keywords}
Nhiều tư liệu quý giá được trưng bày tại khuôn viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM
{keywords}
Những bức thư tịch cổ Việt Nam khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ TT&TT phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo, đưa thông tin trực tiếp đến với cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

{keywords}
Một người lính hải quân cũng đến trường tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo
{keywords}
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm
{keywords}
Khuôn viên trường cũng trưng bày nhiều pano áp phích cổ động tình yêu biển đảo
{keywords}
Lời của vua Lê Thánh Tông được trưng bày tại triển lãm
{keywords}
Triển lãm bản đồ Hoàng Sa-Trường Sa trong khuôn viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn


Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 11 đến 13/9, sau khi kết thúc triển lãm, Bộ TT&TT chuyển giao toàn bộ tư liệu và hiện vật trưng bày tại triển lãm để nhà trường tiếp tục tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.

Chia sẻ và giao lưu với các sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM PGS,TS Nguyễn Chu Hồi, (nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) khuyên các sinh viên: “Chúng ta cần phải hiểu biết và có kiến thức về biển đảo Việt Nam, để tự hào về chủ quyền của chúng ta, để khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa của VN, phá tan mọi luận điệu xuyên tạc không đúng đắn về chủ quyền hai quần đảo.

“Tại buổi giao lưu hôm nay, các em quan tâm nhiều về biển đảo cũng như chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là điều đáng mừng, mỗi người trên mọi lĩnh vực, ví trí khác nhau cùng quan tâm đến lợi ích quốc gia, để cùng góp sức đấu tranh, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc”, TS Nguyễn Chu Hồi nói. 

Cũng theo TS Hồi, đại dương là di sản của tương lai, của loài người. Vì vậy, nhiệm vụ của các thế hệ trẻ phải ra sức bảo vệ. Muốn thế sinh viên đang trên ghế nhà trường phải học tốt, hiểu đúng về biển đảo để góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 Hồ Văn - Thanh Tùng