Cũng theo thông tin từ Trung tâm báo chí TP.HCM, từ sáng ngày 12/8, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung: “Bí thư TP chỉ đạo: - Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày.

- Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8 giờ sáng thứ 2 tuần sau, án binh bất động toàn TP…”.

{keywords}
Thời gian gần đây, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 được nhận định là có dấu hiệu gia tăng. (Ảnh: ttbc-hcm.gov.vn)

Khẳng định thông tin nêu trên là giả mạo, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cũng cho biết, các cơ quan chức năng đang tập trung phối hợp, khẩn trương xác định và xử lý đối tượng tung tin giả mạo trên theo đúng quy định của pháp luật.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM lưu ý, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, xấu độc nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của Thành phố. Vì vậy, người dân cần theo dõi, nắm bắt thông tin qua các kênh thông tin chính thống; không chia sẻ thông tin chưa được xác thực.

Ngay trước đó, vào ngày 8/8, cùng với khẳng định thông tin “bác sĩ tên Khoa rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ song sinh” lan truyền trên mạng xã hội là tin giả, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát hành, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT đã khuyến cáo khuyến cáo cộng đồng mạng, nhất là các phóng viên không chia sẻ trên mạng xã hội nội dung chưa được kiểm chứng.

VAFC cũng đề nghị cộng đồng mạng, các phóng viên hãy cùng nhau thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và quy tắc đạo đức người làm báo khi tham gia mạng xã hội.

Vân Anh

Bộ, tỉnh tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng

Bộ, tỉnh tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng

Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, tỉnh tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch Covid-19 tại bộ, ngành, địa phương mình.