Chiều 11/3, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM họp tổng kết 5 năm chương trình hợp tác với 35 sở thông tin và truyền thông các tỉnh, thành (giai đoạn 2010 - 2015).

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT & TT Phan Tâm đánh giá cao vai trò của TPHCM trong phát triển KT-XH nói chung và lĩnh vực CNTT-Viễn thông nói riêng.

{keywords}

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại buổi gặp hôm 11/3 - Ảnh: mic.gov.vn

 

Trong năm 2015, UBND TPHCM đã ban hành Quy hoạch CNTT đến năm 2025. Sở TT&TT TP.HCM đã tham mưu và đề xuất phương án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2, Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt. Sở TTTT TPHCM đã tổ chức thành công diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin của TP.HCM lần 2 tại Công viên phần mềm Quang Trung

Đặc biệt trong năm 2015, T.PHCM đã thực hiện xây dựng ứng dụng CNTT phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại hội nghị, Sở TT và Truyền thông TPHCM và 35 Sở TT và Truyền Thông khu vực phía Nam đã thảo luận kế hoạch trọng tâm phát triển ngành CNTT 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh: Năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X: Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh; chất lượng cuộc sống; Năm thứ hai thực hiện NQ 36 của BCT về ứng dụng, phát triển CNTT; Năm đầu tiên thực hiện NQ 36ª về CPĐT, QĐ 1819 của TTg về ứng dụng CNTT trong CQNN GĐ 2016-2020; Thủ tướng CP vừa ban hành QĐ về Chuỗi CVPM Quang Trung.

Do đó, hội nghị tổng kết định hướng phát triển ngàng CNTT giai đoạn 2016-2020 sẽ Phát triển Công nghiệp PM, NDS, dịch vụ CNTT; Thúc đẩy CT PT công nghiệp vi mạch. Phát triển hạ tầng CNTT-VT; phát triển ứng dụng CNTT; Đảm bảo ATTT, an ninh mạng…

{keywords}

Toàn cảnh hội nghị tổng kết 5 năm chương trình hợp tác giữa Sở TT và Truyền thông TPHCM với 35 sở thông tin và truyền thông các tỉnh, thành (2010 - 2020).

 

Cũng trong hội nghị, các bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở TT và Truyền Thông TP.HCM và Sở TT và Truyền thông các tỉnh, thành đã được ký kết với mục đích hai bên cùng kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy các ngành; hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước.

Phát biểu trước đại diện sở, ban ngành TP.HCM và các sở TT&TT các tỉnh lân cận, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết ứng dụng và phát triển CNTT-Viễn thông trong những năm qua, cũng như trong năm 2015 đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2015. Hiện nay, tất cả các Bộ, ngành, địa phương đã có trang hoặc cổng thông tin điện tử cung cấp hầu hết các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, ngày càng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp.

Theo thứ trưởng Phan Tâm, năm 2015 lần đầu tiên ngành CNTT-Viễn thông trở thành ngành đóng góp nhiều nhất vào nguồn ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế. Doanh thu CNTT vượt qua ngưỡng 40 tỷ USD, ước tính đạt 42 tỷ USD trong đó xuất khẩu 40 tỷ USD.

Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng TP.HCM góp phần xứng đáng trong thành tựu chung đó của ngành CNTT, tương xứng với vị trí dẫn đầu cả nước trong phát triển kinh tế xã hội. Bộ TT&TT đánh giá cao những kết quả công tác quản lý nhà nước về CNTT-Viễn thông trên địa bàn thành phố. Bộ ghi nhận những kết quả nổi bật của thành phố trong năm qua như: quy hoạch CNTT đến năm 2025 của UBND TP, tham mưu và đề xuất phương án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2, Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt của Sở TT&TT; Sở TT&TT tổ chức thành công diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin của thành phố. Kèm với đó là những kết quả phục vụ dân sinh như: ngầm hóa đồng bộ cáp viễn thông, điện lực, vận hành hệ thống tổng đài liên thông 113-114-115 để thống nhất tiếp nhận xử lý thông tin phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn của thành phố…

Mặc dù đánh giá cao sự phát triển của toàn ngành nhưng thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra những hạn chế. Cụ thể, Thứ trưởng cho rằng các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích của các phương tiện CNTT và cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả trong công việc, trong quản lý điều hành. Nhiều ứng dụng CNTT còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa được kết nối, liên thông trên diện rộng. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử chậm được triển khai.

Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông phát triển chưa đồng đều, mạng lưới internet băng rộng và các dịch vụ viễn thông nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Chưa có nhiều doanh nghiệp CNTT-Viễn thông mạnh, ngang tầm khu vực và quốc tế. Trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực ứng dụng, phát triển CNTT-Viễn thông còn hạn chế trong cả khu vực nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Trước những vấn đề trên, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, Bộ TT&TT chắc chắn sẽ dành sự quan tâm đặc biệt cho những giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập nêu trên khi hoàn thiện môi trường pháp lý. 

Tuấn Kiệt - Hải Đăng (ICTnews)