Doanh nghiệp, người dân háo hức  

Theo GĐ Sở TT-TT Thái Nguyên Đỗ Xuân Hoà, khi địa phương này triển khai chương trình chuyển đổi số, rất nhiều doanh nghiệp IT đã háo hức lên với Thái Nguyên, thậm chí tài trợ toàn bộ chi phí khảo sát, tư vấn cho tỉnh. 

Tập đoàn Saigon Tel miễn phí toàn bộ phần điều tra, khảo sát và tư vấn cho tỉnh. Họ kết nối với Roland Berger – một tập đoàn đa quốc gia chuyên tư vấn về chuyển đổi số đưa một nhóm chuyên gia rất chất lượng giúp tỉnh xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số. Sau khi nghiên cứu, đơn vị tư vấn khuyến cáo Thái Nguyên phải làm 37 nhiệm vụ trọng tâm với hơn 100 việc làm chi tiết chia cho tất cả các sở, ngành, địa phương. 

{keywords}
GĐ Sở TT-TT Thái Nguyên Đỗ Xuân Hoà nói về việc Thái Nguyên chuẩn bị cho cuộc cách mạng chuyển đổi số

Ông so sánh: Trước năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Thái Nguyên chỉ khoảng trên 30%, sau khi Nghị quyết đi vào đời sống, nhiều địa phương phải khâm phục Thái Nguyên khi tỷ lệ DVCTT đủ kiều kiện đã 100% lên mức độ 4. Đây là cái thay đổi rất rõ. 

Thứ 2, trước kia tất cả các cuộc họp đều ngồn ngộn giấy tờ, hiện nay đã được số hóa, chuyển sang cuộc họp không giấy. Hệ thống văn bản dùng chung, hệ thống quản lý văn bản y tế điều hành được đưa lên cổng thông tin cấp tỉnh – huyện - xã. Trước đây đánh văn bản giấy, ra bưu điện gửi, mất tiền tem và phải đến 2-3 hôm mới đến tay người nhận. Đến bây giờ không còn điều đó nữa. Văn bản chỉ đạo từ những người đứng đầu tỉnh đến cấp xã chỉ trong vòng “1 nốt nhạc”. Điều này mang lại hiệu quả bởi điều hành nhanh, kịp thời, kinh phí giảm đi. 

Bình quân mỗi quý khoảng 800.000 văn bản điều hành đươc gửi trên hệ thống. Hệ thống này giúp tiết kiệm 2-3 tỷ đồng/quý. Nếu tính cả 9 tháng đầu năm thì đến nay cũng phải tiết kiệm được gần 10 tỷ tiền văn bản giấy tờ”. 

{keywords}
Chuyển đổi số cho phép Thái Nguyên “nối dài những giấc mơ”

Theo ông Hoà, người dân Thái Nguyên đang ở giai đoạn bắt đầu tiếp cận. Sở TT&TT đang mong muốn DVCTT sẽ trở thành một dịch vụ “gây nghiện” cho bà con. Dịch vụ này đem lại sự công khai, minh bạch, rõ ràng, không phải gặp giữa người với người, bưu chính sẽ mang sản phẩm về tận nhà. Đây là điều rất tốt, tránh được rất nhiều tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. 

Một điểm mới ở Thái Nguyên là hội nghị truyền hình trực tuyến đã phủ kín đến; toàn tỉnh có hơn 200 điểm cầu. 

Hiện cả tỉnh có trên 1.650 trạm BTS phát sóng. Cáp quang kéo đến tận xóm, xã. Tốc độ truy cập Internet băng thông rộng đạt khoảng 58 Mbps. Di động khoảng 42 Mbps. Lưu lượng này đủ điều kiện để phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT.

Hiện hầu như không còn chỗ nào không có sóng điện thoại. Tỷ lệ phủ sóng kín nhưng thi thoảng vẫn còn những vùng bị lõm sóng do địa hình một số huyện miền núi vùng cao. 

Tỷ lệ sử dụng điện thoại là 1,2 triệu điện thoại/1,3 triệu người. Trong đó khoảng 70-80% dùng smartphone. Đây cũng là tiền đề để thực hiện mục tiêu mỗi người dân có 1 smartphone, mỗi hộ gia đình có 1 đường truyền cáp quang Internet. Điều này có lẽ Thái Nguyên chỉ cần trong năm nay hoặc năm sau là hoàn tất. 

“Thung lũng silicon” 200ha tại Thái Nguyên 

Kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số. Một trong những giải pháp của kinh tế số đó là phát triển sàn thương mại điện tử (TMĐT) khi mà người bán, người mua không cần gặp nhau. Thứ kết nối duy nhất họ, đó là chất lượng sản phẩm, uy tín của người cung cấp hàng hoá. 

Thái Nguyên hiện có khoảng 70-80 sản phẩm OCOP (đặc sản) đã được cập nhật, đưa lên sàn, đáp ứng được nhu cầu người dân và giải quyết bài toán trong dịch bệnh nhưng nông sản vẫn bán được. Khách hàng của nông dân Thái Nguyên bây giờ ở toàn quốc, có cả ở nước ngoài. 

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên thông tin với VietNamnet về chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên 

Trong kinh tế số, Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch 200 ha khu CNTT tập trung tại Yên Bình (Tp Sông Công). Thái Nguyên đã chọn được chủ đầu tư là doanh nghiệp ngoài ngân sách, thu hút được những tập đoàn rất lớn, chuyên sâu về công nghệ để tham gia xây dựng hạ tầng Khu CNTT tập trung. 

Tỉnh đã ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư và họ đang làm các bước theo quy định. Ông chủ đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ hạ tầng khu CNTT, như đường xá, khu nghỉ dưỡng, nghiên cứu, sản xuất, cây xanh, hạ tầng trung tâm… Sau khi xây dựng xong, sẽ bắt đầu thu hút các tập đoàn công nghệ. 

Mảnh đất này chỉ ưu tiên cho sản xuất công nghệ chứ không phải đơn vị cũng vào đây được. Có sự lựa chọn nhà đầu tư, kỳ vọng sẽ như “thung lũng Silicon” ở Việt Nam. Hiện cả nước có một vài khu CNTT tập trung, trong đó TP.HCM và Đà Nẵng chỉ có 30 - 40 ha thôi. 

Để tăng mật độ phủ kín, chủ đầu tư phải xây dựng hạ tầng thật tốt. Thái Nguyên có lợi thế là giá thuê đất rẻ, là trung tâm của vùng phía bắc nên lực lượng lao động rất nhiều, giàu tiềm năng về sức lao động, đây lại là trung tâm đào tạo nên sinh viên ra trường đều có trình độ, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào khu CNTT tập trung này. 

“Nếu không làm sẽ không biết nó có khó hay không” 

Với những nền tảng hiện có như hạ tầng viễn thông, sự tham gia của toàn hệ thống chính quyền, người dân ủng hộ…, Thái Nguyên bước vào cuộc Chuyển đổi số đầy tự tin nhưng cũng không phải không có những thách thức, trở ngại.  

Để chuẩn bị về nhân lực cho CĐS, trong Nghị quyết CĐS Thái Nguyên đã có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo khoảng 200 chuyên gia từ cấp xã đến cấp tỉnh có kiến thức chuyên môn về chuyển đổi số để trở về phục vụ địa phương. Khi được đào tạo, 200 người này sẽ quay trở lại phục vụ tốt và khắc phục được hạn chế về con người. 178 xã, phường ít nhất sẽ có 1 chuyên gia về chuyển đổi số. Trường ĐH CNTT tỉnh Thái Nguyên sẽ là đầu mối đào tạo. 

Thái Nguyên cũng đang “đặt hàng” trường Đại học Y Thái Nguyên đào tạo 1.000 cán bộ y tế cấp xã, phường để làm nền tảng phục vụ lĩnh vực y tế cho người dân cấp cơ sở. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, hơn 30 lớp học đã được khai giảng để đào tạo nguồn lực y tế đáp ứng đủ 3 cấp độ chống dịch tương ứng (tầng 1: điều trị tích cực; tầng 2: mức độ vừa; tầng 3: mức độ nhẹ) 

{keywords}
Người dân Thái Nguyên đã nhanh chóng tận dụng cơ hội để phát triển Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ 

“Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) đánh giá chuyển đổi số của Thái Nguyên đang ở mức rất cao. Kinh tế số đứng ở vị trí thứ 2, chính quyền số thứ 2. Chủ quan mà nói, Thái Nguyên đã làm được việc mà trước nay chưa có thể hiện rất rõ bằng những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, cũng khiêm tốn, chưa dám khẳng định mình ở mức nào nhưng các sản phẩm đem lại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và đem lại hiệu quả có thể nói là ngoài mong đợi chỉ trong vòng 8 tháng”. 

“Tất nhiên chuyển đổi số là câu chuyện lâu dài, cả một quá trình chưa có điểm kết. Chỉ đến khi nào người dân thấy hài lòng, khi đó thì may ra. Lúc nào cũng vẫn phải làm thường xuyên, liên tục. Có thể nói kết quả bây giờ rất tốt, dù đi sau nhưng còn hay hơn một số tỉnh đi đầu. 

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng nhận xét, Thái Nguyên áp dụng chuyển đổi số giống như “cá nhanh nuốt cá chậm”. Ai đi đầu, đi nhanh, đi trước thì thành công. Vừa rồi đúng là Thái Nguyên đi nhanh, đi trước và đã có hiệu quả. Nếu bây giờ mới rục rịch chuyển đổi số thì bỏ mất cơ hội, khi mà dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra cơ hội ghi dấu ấn cho mình, giúp có thêm cơ hội khẳng định hiệu quả của chuyển đổi số” – GĐ Sở TT-TT Thái Nguyên chia sẻ.

Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên

Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên

9 tháng sau khi Nghị quyết số 01 về Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh ra đời, Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu kép: Phát triển kinh tế - xã hội và giữ an toàn trong dịch bệnh.

Kiên Trung – Trọng Đạt