Nhân ngày Quốc tế Sáng tạo và Đổi mới của LHQ (21/4), Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar chia sẻ về sáng tạo - khởi nguồn tạo nên cường quốc công nghệ Israel. 

{keywords}
Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar giới thiệu công nghệ trồng lúa trên tường 

Dân số Israel không lớn nhưng dân tộc Israel nổi tiếng thế giới về sự sáng tạo, với những phát minh và thành tựu cả thế giới mong muốn. Nguyên nhân nào cho sự ấn tượng này?

Nhân ngày Quốc tế Sáng tạo và Đổi mới (21/4), tôi muốn nói đây là một trong những ngày quan trọng nhất của LHQ để thúc đẩy và nâng cao chất lượng xã hội. Israel tự hào đóng góp rất nhiều vào lĩnh vực này, trong đó có những ý tưởng đổi mới, sáng chế để cuộc sống tiện lợi, lành mạnh hơn trong nông nghiệp, y tế, thực phẩm, công nghệ, giáo dục…

Có nhiều lý do để trả lời câu hỏi tại sao. Thứ nhất, ngay từ thời đầu dựng nước, Israel đã là một vùng đất khó sống, với điều kiện khí hậu tự nhiên khắc nghiệt, không có nước, chủ yếu là sa mạc.

Thế hệ ông bà tôi tới Israel không có nhiều kiến thức về trồng trọt trong điều kiện tồi. Nhưng đơn giản là họ không có lựa chọn khác.

Với những sáng chế sáng tạo, chúng tôi đã tạo ra sự sống. Cả xã hội hiểu rằng cần phải sáng tạo vì nó giúp chúng tôi tồn tại. Ngay cả trẻ em từ nhỏ đã được dạy rằng cách tốt nhất để sống tốt hơn là tạo ra những điều mới mẻ, từ đó có tương lai tốt đẹp.

{keywords}
Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar

Việt Nam đang trên con đường thực hiện mục tiêu quốc gia khởi nghiệp, Đại sứ chia sẻ những kinh nghiệm của Israel - quốc gia đã rất thành công trên con đường này?

Một đặc điểm của xã hội Israel giống với Việt Nam là khả năng tạo ra giải pháp cho những vấn đề không có giải pháp trong sách. Cả hai đều biết tìm cách xử lý vấn đề, hoặc không thì sẽ biết cách vòng tránh nó. Đó là chìa khóa cho sự đổi mới.

Người Việt Nam có đặc điểm rất phù hợp cho công nghệ cao và khởi nghiệp. 

Để làm được gì đó ở cấp quốc gia, để tạo ra sản phẩm, bạn cần cả kiến thức chứ không chỉ tài năng và cần cả sự hỗ trợ tài chính tốt. Ở Israel, chúng tôi xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp.

Nó gồm 3 phần. Một là ngành công nghiệp. Thứ hai là các học viện, nơi bạn có mọi ý tưởng để nghiên cứu. Họ có mối quan hệ rất quan trọng với các start-up và nếu họ giúp đỡ ngành start-up, không chỉ về học thuật mà còn về mặt thực tiễn, họ có lợi nhiều hơn cho ngành công nghiệp này. Cuối cùng là chính phủ. Họ có vai trò hỗ trợ cộng đồng, giới start-up và học viện, tạo ra động lực cho hai bên để giải quyết những vấn đề bằng những công nghệ mới.

Tam giác này đang vận hành rất hoàn chỉnh. Nhiều chương trình chính phủ đang đem lại động lực cho các công ty ở cả cấp nhỏ lẫn tiên tiến, và cả các giáo sư học viện, nhất là nguồn quỹ tài chính. Tôi nghĩ hệ sinh thái là câu trả lời để có được thành công cho start-up.

Việt Nam đã có những nỗ lực để tạo nên một hệ sinh thái như vậy. 

Nông nghiệp Israel có nhiều thành tựu ấn tượng trong vận dụng công nghệ và sáng tạo, hai nước đã và sẽ thúc đẩy hợp tác như nào trong lĩnh vực này để giúp VN ứng dụng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao?

Việt Nam có một ngành nông nghiệp quy mô rất lớn và Israel có những công nghệ nông nghiệp sẵn có. Đưa công nghệ Israel tới người nông dân Việt Nam là điều vô cùng quan trọng để phát triển ngành này nhằm tạo ra sản lượng lớn hơn với chất lượng cao hơn. Đây là mục tiêu chúng tôi đang hướng tới. 

Chúng tôi đang làm việc về FTA giữa hai nước. Một trong những vai trò của nó là để công nghệ Israel dễ tiếp cận, rẻ hơn cho nông nghiệp Việt Nam. Tôi hy vọng nó sẽ sớm được hiện thực hóa.

Tự phát triển công nghệ là một kênh nữa nên được đẩy mạnh bằng cách chia sẻ, chuyển giao kiến thức. Chúng tôi có những dự  án chia sẻ kiến thức để khuyến khích các nhà khoa học VN đạt được một hệ sinh thái thành công nhằm hỗ trợ hệ sinh thái start-up. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Việt Nam phát triển start-up.

Ở TP HCM, chúng tôi đang có chương trình chung, tập hợp start-up trẻ của hai nước trong thời gian ngắn ở Việt Nam và Israel, sau đó là một thời gian dài hơn qua mạng để cùng tìm ra giải pháp hai nước cùng quan tâm. Tại TP HCM, vấn đề thành phố thông minh được các start-up trẻ này đi tìm giải pháp. Bằng cách làm việc với nhau, họ học hỏi và phát triển cùng nhau.

{keywords}
Khai trương máy lọc nước uống từ không khí của Israel tặng TP Hà Nội

Khởi nghiệp khi còn là những đứa trẻ 

Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận CMCN 4.0. Israel là một cường quốc công nghệ, ngài có thể chỉ ra những yếu tố làm nên sự thành công này? Theo đại sứ, Việt Nam đã có và cần có những gì để tận dụng CMCN 4.0 vào phát triển?

Israel có tài năng, có các học viện tốt và sự hỗ trợ tốt. Chúng tôi đang sống hoàn toàn trong cuộc cách mạng 4.0 nhờ một giới start-up rất mạnh mẽ. Tại Tel Aviv, tỷ lệ start-up trên dân số là 1/300, tỷ lệ cao nhất trên mọi thành phố trên thế giới. Mọi tầng lớp xã hội hiểu được đó là động cơ chính cho nền kinh tế. 

Israel dành nhiều tỷ lệ ngân sách nhất thế giới cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (hơn 5%) và nhờ đó, chúng tôi duy trì được thành công. 

Chính phủ Việt Na nhận ra cuộc cách mạng 4.0 sẽ đưa đất nước lên một tầm mới và sự độc lập về kinh tế. Tôi nghĩ đây là một hướngđi đúng. Khi bạn có sự ủng hộ của chính phủ, chỉ còn là vấn đề thời gian để phát triển.

Bên cạnh đó, các bạn cũng đã có các tài năng, có kiến thức về đầu tư nguồn lực, ví dụ như cho các học viện. Chỉ có một thời gian ngắn nữa Việt Nam sẽ tự mình có một ngành start-up mạnh và thành công.

Một trong những điều làm nên thành công kỳ diệu của Israel đó là đầu tư vào giáo dục, sự đổi mới và vun đắp khả năng sáng tạo trong nhà trường diễn ra như nào thưa Đại sứ?

Đúng là ngay từ nhỏ, trẻ em đã muốn làm start-up về kĩ thuật, kinh doanh. Nó không chỉ là qua trường lớp mà còn qua gia đình, cha mẹ. Với trẻ em, làm start-up là một điều đầy ấn tượng. 

Ở cấp 2, cấp 3, mô hình giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán) rất được nhấn mạnh. Chính phủ cũng rất hỗ trợ.

Quân đội cũng đầu tư vào con người. Họ chọn những học sinh có điểm cao ở trung học, đầu tư và dạy các em công nghệ khi các em gia nhập quân đội. Nhờ đó, quân đội cũng có được năng lực công nghệ tốt hơn.

Sau khi giải ngũ ở tuổi 21, trước khi vào đại học, các em đã là những người rất chuyên nghiệp về kỹ thuật, công nghệ. có thể học các ngành khác và nhanh chóng đóng góp cho cộng đồng công nghệ.  

Đức Bảo