{keywords}
Gia Lộc (Hải Dương) những ngày đầu tháng 3/2021. Dù chỉ ít giờ nữa lệnh cách ly xã hội toàn tỉnh sẽ hết hiệu lực (0h ngày 3/3), trên nhiều con đường của địa phương này, người dân vẫn chấp hành nghiêm túc việc hạn chế đi lại. 
{keywords}
Đâu đó trên những cánh đồng, thấp thoáng hình ảnh những người nông dân vẫn đang cần mẫn với công việc hàng ngày của mình. Với những con người này, dù có dịch hay không, vườn rau màu của họ không thể một ngày thiếu vắng người coi sóc, thu hái. 
{keywords}
Với hơn 93.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 56,5% tổng diện tích toàn tỉnh, Hải Dương là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn. Sản phẩm nông nghiệp chính của địa phương này chủ yếu là các loại rau củ quả và các loại thủy sản, gia súc gia cầm. 
{keywords}
Ở thời điểm chưa có đại dịch, khó khăn lớn nhất khi tiêu thụ nông sản tại đây là việc kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ. Khi dịch Covid-19 bùng phát, trong điều kiện phong tỏa, hạn chế phương tiện đi lại, khó khăn này càng nhân lên gấp bội. 
{keywords}
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, cũng giống như nhiều thế hệ đi trước, cuộc sống của ông Đỗ Văn Chung (thôn Quang Bị, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, Hải Dương) gắn bó chủ yếu với đồng ruộng.
{keywords}
Mảnh ruộng mà gia đình ông Chung sở hữu trồng các loại rau củ như su hào, bắp cải, súp lơ, bầu, bí, mướp,... với sản lượng bình quân khoảng 2 tấn/sào. Lượng nông sản này đem về cho ông từ 7-8 triệu đồng/sào mỗi năm. 
{keywords}
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xe tỉnh khác không vào được Hải Dương và ngược lại, xe Hải Dương cũng không sang được địa phương khác. Việc tiêu thụ nông sản của gia đình ông Chung vì thế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính, giống như nhiều hộ dân quanh đó, thiệt hại kinh tế mà đợt dịch này gây ra cho gia đình ông Chung là khoảng 60% mỗi sào.
{keywords}
May mắn hơn ông Chung, anh Phùng Danh Út - chủ vườn dưa sạch Út Thềm (Gia Lộc, Hải Dương) không bị ảnh hưởng quá nhiều vì dịch bệnh. Vườn dưa sạch của anh được tiêu thụ hết do đã ký hợp đồng bao tiêu với HTX nông nghiệp. 
{keywords}
Ngoài trồng dưa trong nhà lưới, nông trại của người nông dân này còn trồng thêm su hào, bắp cải. Theo anh Chung, nhờ bà con ở Hà Nội, Hải Phòng hỗ trợ tiêu thụ hộ nên thiệt hại của gia đình anh không nghiêm trọng như nhiều hộ nông dân khác. Tuy vậy, giá nông sản năm nay không được như những năm trước, hàng hóa cũng ế ẩm hơn nhiều. 
 
 
{keywords}
Để giải quyết vấn đề cho người nông dân, Hải Dương đã thành lập nhiều nhóm hỗ trợ trên Zalo với sự tham gia của người nông dân cùng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Khi có nông sản cần tiêu thụ, người dân địa phương có thể đăng tải lên group để tìm đầu mối. Với các doanh nghiệp, đây chính là cầu nối giữa họ và người sản xuất. Nhờ cách làm này, hàng trăm tấn rau củ quả và thịt gia cầm tại Hải Dương đã được xuất bán ra thị trường.
{keywords}
Nhằm giải quyết tận gốc vấn đề của Hải Dương, một đoàn công tác Tổng công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) do Tổng giám đốc Trần Trung Hưng dẫn đầu đã xuống tận nơi để thị sát việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn. 
{keywords}
Với thế mạnh về dịch vụ chuyển phát, Viettel Post đang muốn giúp bà con nông dân Hải Dương chuyển đổi số việc tiêu thụ nông sản. Điều này được thực hiện thông qua sàn TMĐT Vỏ sò. Đây cũng là cách giúp người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa giúp người nông dân, lại vừa có thể an tâm về những sản phẩm đảm bảo chất lượng và rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. 
{keywords}
Định hướng của doanh nghiệp này là tập trung phổ biến việc sử dụng sàn TMĐT Vỏ sò cho bà con, đặc biệt là những hộ có sản lượng tiêu thụ lớn, từ đó nhân rộng tới những hộ gia đình khác. Việc tiêu thụ hàng hóa theo cách này sẽ giúp ổn định sản phẩm đầu ra cho người nông dân. Giá trị mà người nông dân nhận được cũng sẽ cao hơn do khả năng tiếp cận trực tiếp với người dùng cuối. Đây được xem là lời giải hiệu quả nhất để giải tận gốc “bài toán” chung của những người nông dân Việt Nam. 

Trọng Đạt

Giúp nông sản thoát cảnh “giải cứu” ở vỉa hè

Giúp nông sản thoát cảnh “giải cứu” ở vỉa hè

Hàng ngàn tấn nông sản ở Hải Dương và nhiều vùng nông thôn khác sẽ không còn rơi vào cảnh phải “giải cứu” vì dịch bệnh nhờ sàn thương mại điện tử.