Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở TT&TT, Cục thuế, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực chữ lý số…

{keywords}
Hội nghị tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội.

Phát biểu tại hội nghị, Phó GĐ Sở TT&TT TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến cho biết, ứng dụng chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điều hành, trao đổi văn bản điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành.

Từ đó, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

{keywords}
Phó GĐ Sở TT&TT TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến phát biểu tại hội nghị. 

Song, ông Mến cho rằng, việc triển khai chữ ký số còn khó khăn, vướng mắc nên cần tiếp tục được tháo gỡ, giải quyết nhằm thúc đẩy triển khai chữ ký số rộng rãi và phổ biến hơn nữa.

“Hội nghị này chúng ta sẽ được nghe các cơ quan của Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp báo cáo một số vấn đề liên quan đến quản lý và ứng dụng chữ ký số. Vai trò của chữ ký số trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, giải đáp khó khăn, vướng mắc của các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trong ứng dụng, triển khai chữ ký số”, ông Mến nói.

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn Thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết, trong năm 2019, đặc biệt năm 2020, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ của Chính phủ, VP Chính phủ, Bộ TT&TT… trong việc xác lập khuôn khổ pháp lý đầu tiên trong hoạt động chuyển đổi số.

Theo ông Tùng, với một đội ngũ công chức có kiến thức công nghệ thông tin còn mỏng, hạn chế, điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin lạc hậu, cũng như với cách tiếp cận của nhiều công chức đã quá quen với việc sử dụng tài liệu giấy để truyền đạt thông tin, thì hai năm vừa qua đã được những kết quả rất đáng phấn khởi, tự hào về sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước.

{keywords}
Cục trưởng Cục Văn Thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) Đặng Thanh Tùng trình bày tại hội nghị.

Tuy nhiên, theo ông Tùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được nêu ra và có giải pháp để khắc phục. “Chúng ta cần dành thời gian để nói thật sâu, thật kỹ để có giải pháp, khắc phục, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số", ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, thời gian qua tuyệt đại đa số bộ, ngành, địa phương đã thực hiện chữ ký số các văn bản theo quy định pháp luật.

"Nhưng, điều đó không có nghĩa rằng tuyệt đại đa số các văn bản của các bộ, ngành, địa phương đều được ký số. Chúng ta tính đầu tỉnh, tỉnh nào cũng ký số, cũng gửi nhận trên trục liên thông văn bản quốc gia, nhưng điều đó không nói lên tất cả văn bản điện tử theo quy định của pháp luật đều được ký số.

Tôi nghĩ rằng hội nghị này là sáng kiến, việc làm của Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia tổ chức theo cụm, miền để chúng ta có đủ thời gian nhìn lại các vấn đề, nói ra những khó khăn, đặc biệt liên quan đến kỹ thuật để doanh nghiệp đang dự hội nghị giải đáp, cũng như để họ hoàn thiện các phần mềm, hệ thống lưu trữ của mình”, ông Tùng nói.

{keywords}
Bà Nguyễn Tuyết Minh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại hội nghị. 

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Tuyết Minh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, nêu ra những điểm chính cần lưu ý của Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đơn cử như nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đặc biệt là trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử tại kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản giấy.

{keywords}
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trình bày tại hội nghị.

Tại hội nghị, ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nêu ra những lợi ích của chữ ký số cho chuyển đổi số như: tăng cường bảo mật, giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất của nhân viên, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đáp ứng, duy trì tuân thhủ quy định.

Ngoài ra, lợi ích của chữ ký số cho việc chuyển đổi số vì nó cho phép ký số các tài liệu và yêu cầu dịch vụ hoặc sản phẩm ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Giảm sử dụng giấy, góp phần chăm sóc môi trường, tự động ký nhiều tài liệu…

{keywords}
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Ông Hoàn cũng kiến nghị và đề xuất các cơ quan ban hành văn bản, bổ sung các quy định sử dụng các giấy tờ, tài liệu điện tử, có áp dụng chữ ký số của các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động hành chính.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần triển khai các hệ thống thông tin liên quan đến chữ ký số của người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác thì hệ thống IT cần tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ kỹ số để đảm bảo tính pháp lý.

Vẫn theo ông Hoàn, định danh điện tử (eID) của các cơ quan, người có thẩm quyền đã có pháp luật quy định. Cũng như eID của doanh nghiệp, cá nhân đăng ký dịch vụ chữ ký số đã có pháp lý thừa nhận. Và, các văn bản pháp lý quy định về pháp lý của thông điệp dữ liệu (văn bản điện tử, hoá đơn điện tử, chứng từ điện tử...) có giá trị pháp lý khi được ký bằng chữ ký số...

"Người đứng đầu bộ ngành, địa phương gương mẫu sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý công việc online"

"Người đứng đầu bộ ngành, địa phương gương mẫu sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý công việc online"

Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc online, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong việc liên thông, kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

Hoài Thanh