- Trưởng Phòng Chính sách 1 chia sẻ nhiều khó khăn trong việc xác định hồ sơ thương binh, liệt sĩ, thanh niên xung phong. Quan điểm là khó vẫn phải làm.

5 năm, phát hiện 12.000 trường hợp sai sót

Tại hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh liệt sĩ” diễn ra hôm nay tại Hà Nội, ông Đỗ Đăng Khoa, Trưởng Phòng Chính sách 1, Cục Người có công, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ nhiều bất cập trong quá trình rà soát, công nhận người có công.

Ông Khoa cho biết, ngay ở Quân khu 1, Quân khu 2 cũng đã phát hiện hàng nghìn hồ sơ thương binh giả, dù có giấy tờ đàng hoàng, thanh tra ra mới biết họ làm phôi giả.

Với những người không có giấy tờ chứng minh, được áp dụng quy tắc 2 người làm chứng thì việc kiểm soát các trường hợp giả mạo còn khó khăn hơn.

{keywords}
Ông Đỗ Đăng Khoa cho biết, việc hạn chế hồ sơ giả là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ảnh: T.Hạnh

“Khi tôi về quê, các cụ bảo trong làng có mấy chục anh đi bộ đội mà giờ có những hơn 100 thương binh. Sao lắm thương binh thế!”, ông Khoa nói.

Ông dẫn chứng thêm, khi đi thanh tra tại Ninh Bình phát hiện 531 hồ sơ giả, trong đó có ông đứng ra làm chứng cho 50-60 người.

“Để xác nhận là thanh niên xung phong cần có giấy chứng nhận. Người dân nói chỉ cần bỏ 500.000 đồng là mua được. Tôi không có cơ sở khẳng định nhưng có cơ sở để tin vì có ông có tới 4 kỷ niệm chương, đi làm chứng lần lượt cho mấy người”, Trưởng Phòng Chính sách 1 nêu.

Theo ông Khoa, kết quả thanh tra trong 5 năm (2012-2016) tại 28 tỉnh và 5 Quân khu, phát hiện trên 12.000 hồ sơ sai sót hoặc nghi vấn sai sót trên tổng số 60.000 hồ sơ. Trong đó có gần 1.900 hồ sơ không đảm bảo pháp lý, không đủ điều kiện hưởng ưu đãi.

Việc thu hồi những trường hợp giả mạo dù có chế tài nhưng rất hạn chế. Phần vì đối tượng đã chết, mắc bệnh hiểm nghèo, phần không còn khả năng chi trả.

Gần 20.000 hồ sơ tồn đọng

Ông Khoa chia sẻ, việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng giờ “căng lắm”.

“Nói thật chúng tôi rất sợ. Vừa làm vừa lo. Việc lưu trữ hồ sơ ở ta không có quy chuẩn, có những hồ sơ không đủ điều kiện 10-20 năm rồi, giờ lại lần giở lại”, ông Khoa nói.

Theo rà soát giai đoạn 2014-2015, cả nước có khoảng 30.000 trường hợp tự kê khai là người có công chưa được hưởng chính sách (2.000 trường hợp xác nhận liệt sĩ, gần 1.500 trường hợp đề nghị xác nhận mẹ Việt Nam Anh hùng, gần 8.000 hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, 855 trường hợp xác nhận bệnh binh, hơn 16.000 hồ sơ đề nghị xác nhận nhiễm chất độc hoá học...).

Tuy nhiên đến nay, các địa phương mới báo cáo giải quyết được 11.000 trường hợp. Số còn lại vẫn chưa có hồ sơ và cũng không có căn cứ thiết lập hồ sơ; nhiều trường hợp đã lập hồ sơ nhưng không đủ điều kiện giải quyết; có nhiều trường hợp được giám định nhưng không phát hiện thương tích hoặc bị thương nhẹ.

Trong đó có trường hợp hồ sơ xác nhận liệt sĩ tại An Giang hy sinh từ giai đoạn 1945-1953, đã lập hồ sơ ngay sau những năm giải phóng nhưng không đủ người làm chứng nên đến nay mới được công nhận liệt sĩ.

“Chúng tôi xác định khó nhưng vẫn phải làm. Giấy tờ không còn thì quan điểm của chúng tôi là trông chờ vào sự công khai minh bạch, vào sự tham gia rộng rãi, đông đảo của quần chúng nhân dân vào việc giám sát, xác nhận các trường hợp kê khai”, ông Khoa nói.

Ông cho biết, thường để xác nhận 1 trường hợp người có công, các ban ngành đoàn thể phải họp lên họp xuống, có khi tới 15-17 con dấu đóng kín mặt giấy, từ của chính quyền, Đảng, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, công an...

Hiện đã có 9 địa phương làm thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn trình tự, thủ thục để giải quyết, đảm bảo người có công đều được xác nhận và giải quyết chế độ một cách công bằng, minh bạch.

Hiện cả nước có khoảng 9 triệu người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi, trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, trên 127.000 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độ hoá học.

Trong đó có 1,4 triệu người đang hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí hàng năm gần 30.000 tỷ đồng.

Điều đau lòng nhất của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Điều đau lòng nhất của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Trả lời chất vấn trước UB Thường vụ QH, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chia sẻ về điều khiến ông day dứt và đau lòng nhất nhiều năm qua.

Bộ trưởng day dứt vụ nằm nghĩa trang 75 năm không được liệt sĩ

Bộ trưởng day dứt vụ nằm nghĩa trang 75 năm không được liệt sĩ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trăn trở khi hồ sơ người có công còn tồn đọng nhiều, có nhiều trường hợp đặc biệt, áp dụng án tại hồ sơ suốt 75 năm không được công nhận liệt sĩ.

Chưa yên lòng khi cuộc sống người có công còn khó khăn

Chưa yên lòng khi cuộc sống người có công còn khó khăn

Chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn nhiều khó khăn; đau lòng khi vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt - Thủ tướng bày tỏ.

Ưu tiên phục vụ người có công với cách mạng lên máy bay

Ưu tiên phục vụ người có công với cách mạng lên máy bay

Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết, sẽ triển khai Quy định ưu tiên đối với người có công với cách mạng khi làm thủ tục lên máy bay. 

Thúy Hạnh