Theo thống kê, Bắc Giang là một trong những địa phương có số ca nhiễm lớn nhất cả nước. Trong tình hình đối phó, chống dịch, địa phương này cùng lúc thực hiện nhiều mục tiêu, giữ vững vùng vải ngàn tỷ bắt đầu bước vào vụ thu hoạch chính. 

Ngày 15/6, lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên chính thức được xuất đi 27 quốc gia tại thị trường EU, hưởng những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) mùa vụ 2021. 

Trước đó, 70.000 tấn vải thiều đầu vụ của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết, một phần lớn được xuất đi Nhật Bản - một trong những thị trường chất lượng cao của quả vải Lục Ngạn.

{keywords}
Bắc Giang thu hoạch vải sớm đầu vụ

Theo Bí thư huyện Lục Ngạn Nguyễn Việt Oanh, đó là “quả ngọt” sau rất nhiều năm địa phương tìm “đường đi” cho thứ cây trồng bản địa, lâu năm.

Công nghệ mang lại giá trị

Theo Bí thư huyện Lục Ngạn, để có vùng vải có giá trị cao, giá bán tại vườn xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản với giá trên 50 ngàn đồng/kg, đòi hỏi nhiều tiêu chí.

“Trước hết, diện tích trồng phải tập trung, chỉ có nguyên cây vải. Diện tích phải từ 5ha trở lên họ mới cấp mã truy xuất, chỉ dẫn địa lý. Nếu có vấn đề gì xảy ra, mình phải chịu trách nhiệm, từ địa chỉ đến điều kiện thổ nhưỡng đều có thể tra ra, vì thế phải chặt chẽ mọi khâu”, Bí thư Lục Ngạn cho hay.

{keywords}
Chế biến, đóng hộp vài sớm Bắc Giang trước khi tiêu thụ

Cũng theo ông Oanh, năm 2020, phía Nhật cử một chuyên gia Bộ Canh nông sang giám sát từ khâu thu hoạch đến quy trình đóng gói, đưa qua hệ thống máy kiểm tra chất lượng. Sau đó, máy test báo đầy đủ các thông số, từ dữ liệu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, “soi” như siêu âm...

Tại Lục Ngạn, vùng vải xuất khẩu sang Nhật có diện tích gần 200 ha tập trung tại các xã Giáp Sơn, Hội Đáp, Hồng Giang… Hầu hết, đó là những cây vải cổ có tuổi đời vài chục năm trở lên, được chăm sóc theo các quy chuẩn bên Nhật đưa ra. 

“Đầu mùa vải, tại huyện Tân Yên bán 55 nghìn đồng nhưng sang Nhật bán lẻ là 340 nghìn đồng/kg. Năm ngoái, giá vải bán cho Nhật 55 nghìn đồng nhưng sang đó bán 500 nghìn, gấp gần 10 lần. Bên đó họ lại đóng hộp làm đẹp nên giá trị cao hơn rất nhiều", ông Oanh thông tin.

Vùng vải ngàn tỷ có từ khi nào?

Bí thư Lục Ngạn Nguyễn Việt Oanh cho biết, vải thiều Lục Ngạn chính thức có doanh thu ngàn tỷ khoảng chục năm trở lại đây. Trước đó, nguồn thu từ mặt hàng nông sản này toàn huyện mới đạt vài trăm tỷ đồng. Năm 2020, doanh thu của quả vải là 7.000 tỷ đồng. 

{keywords}
Một gia đình thu hoạch vải sớm đưa tới điểm thu mua tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Hiện tại, vải Lục Ngạn đã được 30 nước trên thế giới nhập khẩu, trong đó, Mỹ cấp chứng chỉ Global G.A.P cho 218ha; chứng chỉ VietGap (hơn 12.000ha); gần 200ha vải cung cấp cho Nhật còn có yêu cầu, tiêu chí chặt chẽ hơn.

Ông Oanh cho biết, từ quả vải, nhiều ngành nghề khác cũng theo đó mà phát triển. Riêng lĩnh vực dịch vụ phụ trợ cho quả vải, doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng, gồm sản xuất đá cây, thùng xốp… để đóng vải. Vì thế, một lao động phổ thông lên Lục Ngạn làm thuê lúc chính vụ, một ngày cũng có thể thu nhập vài triệu đồng.

Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu mùa vụ, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch đảm bảo vùng vải an toàn, không dịch bệnh, chuẩn bị các phương án về phương tiện vận chuyển, nhân lực…; kế hoạch xét nghiệm, cấp chứng chỉ an toàn cho lao động, lái xe trong suốt vụ thu hoạch.

{keywords}
Mỗi một vụ vải, Lục Ngạn cần tới khoảng 30.000 lao động thường xuyên

“Một mùa vải, Lục Ngạn cần tới 30.000 lao động thường xuyên làm nhiệm vụ hái quả, đóng gói, cung cấp các dịch vụ ăn theo (thùng xốp, nước đá…).

Bài toán lao động mùa Covid rất lo nhưng đã có giải pháp như vận động các hộ giúp nhau trong quá trình thu hoạch, tổ đổi công cho nhau như các cụ ngày xưa, nhà nào chín trước thì cả làng đến thu hoạch giúp.

Từ cuối tháng 5, Lục Ngạn có 271 điểm thu mua đăng ký với huyện; khoảng 4.500 thương nhân và lao động có danh sách đăng ký và được xét nghiệm, trong đó ưu tiên cho thương nhân xuất khẩu bắt buộc phải có chứng chỉ.

{keywords}
Xử lý vải trước khi đóng hộp

Theo yêu cầu của các tỉnh, cứ 3 ngày xét nghiệm một lần bằng phương pháp test nhanh. Xe cộ thì huyện chủ động, ngành giao thông phối hợp, thống kê danh sách 560 xe, tổ chức gắn kết với các đầu mối thu mua.

Huyện Lục Ngạn cũng tự huy động được gần 300 xe chuyên chở, 500 xe tình nguyện giúp người dân vận chuyển, tiêu thụ vải.

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang đã hoàn thành tiêu thụ toàn bộ sản lượng vải đầu mùa, giữ được giá ổn định tương đương năm ngoái trong tình hình dịch bệnh.

Vùng vải chính vụ đang tiến hành khai thác với các tín hiệu khả quan. 

 

Các ca F0 không ảnh hưởng đến thu hoạch vải

Trong 2 lần liên tục lấy mẫu xét nghiệm tại khu cách ly tập trung Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lục Ngạn (từ ngày 10 - 12/6) cho kết quả phát sinh 29 trường hợp F0. Lãnh đạo huyện cho biết, các ca F0 này đều ở trong khu cách ly tập trung, đã được phong tỏa, kiểm soát từ đầu mùa dịch. Các vùng vải của Lục Ngạn vẫn an toàn do các "vành đai" bảo vệ được duy trì 24/24.

 

 

Đề nghị hàng không giảm giá cước vận chuyển vải thiều Bắc Giang

Đề nghị hàng không giảm giá cước vận chuyển vải thiều Bắc Giang

Bộ GTVT đề nghị các hãng hàng không Việt Nam nghiên cứu, tính toán khả năng giảm giá cước vận chuyển đối với mặt hàng vải thiều tỉnh Bắc Giang.

Kiên Trung

CÙNG VIETNAMNET CHUNG TAY ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
1. Chuyển khoản tới tài khoản Vietcombank:
  • - Tài khoản số 0011002643148 , Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
  • - Bank account: 0011002643148 , Bank for foreign trade of Vietnam - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNVX.
2. Chuyển khoản tới tài khoản Vietinbank
  • - Tài khoản Vietinbank: số 114000161718 , Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa.
  • - Bank account Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch, Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội, Swift code: ICBVVNVX126
3. Trực tiếp ủng hộ tại báo VietNamNet:
  • - Toà soạn Báo VietNamNet: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 092 345 7788
  • - Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam: số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 096 223 7788