XEM CLIP:

 

Trao đổi với VietNamNet, ông Võ Đăng Dũng - Trạm trưởng trạm cấp nước huyện Đô Lương sáng nay cho biết, sự cố vỡ đập Bara Đô Lương khiến lượng nước vào sông Đào thấp, khoảng 6.800 hộ dân phải dừng cấp nước từ 4h sáng đến 19h tối qua.

Từ hôm qua đến nay, công nhân nhà máy phải sử dụng máy bơm dã chiến, đưa nước từ sông Đào lên bể lắng. Tuy nhiên, công suất bơm nước chỉ đạt 70% so với các ngày trước.

{keywords}
Đập Bara do người Pháp xây dựng từ những năm 1930 bị vỡ hoàn toàn
{keywords}
Sạt lở đất ở bên sông Lam sau khi sự cố vỡ đập 

Đại diện nhà thầu Công ty TNHH Hòa Hiệp cho biết, dự án xây mới đập tràn Bara Đô Lương được phê duyệt xây dựng trong 3 năm (từ 2019-2021), tuy nhiên mới hơn 1 năm nhà thầu đã hoàn thành 200/300m công trình.

Trong sáng nay, liên tục nhiều xe tải hạng nặng chở đá, khối bê tông lớn để ngăn dòng chảy phần đập nước bị vỡ. Dự kiến, trong chiều nay đoạn đập này sẽ được ngăn hoàn toàn.

Rạng sáng qua, đập tràn Bara Đô Lương nằm trên sông Lam (Nghệ An) bị vỡ khiến hàng trăm nghìn m3 nước chảy xuống hạ lưu. 

Tại hiện trường, khoảng 40m thân đập tại khoang số 10 và 11 bị vỡ hoàn toàn, khoang số 12 và 13 bị nứt nhiều chỗ, có nguy cơ đổ sập.

{keywords}
Trải qua gần 100 năm, đập Bara Đô Lương đã xuống cấp nghiêm trọng 

Sự cố dẫn đến mực nước trên sông Đào thấp, nhà máy nước Đô Lương cấp nước sinh hoạt cho 6.800 hộ dân phải dừng hoạt động từ 4h sáng.

Nhiều công nhân của nhà máy phải lắp đặt trạm bơm dã chiến, đưa nước từ sông Đào lên bể lắng. 

Theo người dân thị trấn Đô Lương, tình trạng mất nước sinh hoạt bắt đầu từ sáng đến khoảng 21h đêm qua mới có trở lại. Việc mất nước trong giai đoạn thời tiết nắng nóng khiến cuộc sống nhiều gia đình ở huyện Đô Lương bị đảo lộn.

{keywords}
Hiện trường vỡ đập tràn Bara Đô Lương

Ngoài ra, nước vào hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An bị thiếu hụt từ 50 - 70%, gây khô hạn vùng Yên Thành, Quỳnh Lưu và Diễn Châu, với tổng diện tích khoảng 20.000 ha lúa đã gieo cấy bị ảnh hưởng.

Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết đã chỉ đạo nhà thầu làm việc 24/24h để đến ngày 11/6 có thể khắc phục xong sự cố, đảm bảo nguồn nước chống hạn cho vụ lúa hè thu và nước sinh hoạt cho người dân.

{keywords}
 
{keywords}
Nước trên thượng nguồn sông Đào hôm nay thấp hơn 1m so với hôm qua

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh yêu cầu nhà thầu rút thời gian thi công đập từ 3 năm xuống còn 2 năm. Bởi chất lượng còn lại của các khoang cũ không thể đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian.

Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục trưởng Thủy lợi Nghệ An cho biết, dự kiến vài ngày tới việc khắc phục sẽ được xử lý, nguồn nước sẽ trở về sông Đào như cũ, không ảnh hưởng nhiều tới tưới tiêu.

Được biết, đập tràn Bara Đô Lương được Pháp xây dựng từ những năm 1930. Đập có nhiệm vụ ngăn dòng sông Lam, dẫn nước về sông Đào phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện ở Nghệ An.

Do thân đập bị xuống cấp, năm 2017 tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng đập tràn mới với nguồn vốn hơn 300 tỷ đồng, chủ yếu vay JICA Nhật Bản.

Hiện tại công trình đập tràn mới đang xây dựng ngay vị trí đập cũ có chiều dài hơn 300m, trong đó đã xây xong hơn 200m. Vị trí xảy ra gặp sự cố nằm trong đoạn tràn tự do dài 100m sắp thi công.

{keywords}
Nhiều máy móc được huy động ngăn nước sau sự cố vỡ đập Bara Đô Lương 

 

{keywords}
Khối lượng đá lớn được đưa vào công trường ngăn thành đập ở sông Lam

 

{keywords}
Sự cố vỡ một đoạn đập Bara Đô Lương khiến 6.800 hộ dân ở huyện Đô Lương mất nước gần 1 ngày


Vỡ đập Đầm Thìn ở Phú Thọ, nhiều hộ dân sơ tán khẩn cấp

Vỡ đập Đầm Thìn ở Phú Thọ, nhiều hộ dân sơ tán khẩn cấp

 Khoảng 7h sáng nay, đập thủy lợi Đầm Thìn (xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) bị vỡ khiến nhiều hộ dân phải sơ tán khẩn cấp.

 

 

 

Phạm Tâm - Quốc Huy