- Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2012, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất từ 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu mỗi năm sẽ tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Bộ LĐ-TB-XH tiếp tục đưa ra đề xuất mốc tăng tuổi nghỉ hưu theo 2 phương án. Phương án 1, tuổi nghỉ hưu giữ như hiện hành, nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi.

Phương án 2 đối với người lao động trong điều kiện bình thường tuổi nghỉ hưu của nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Từ 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc, nghề nghiệp đặc thù có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.

Đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định.

Bộ LĐ-TB-XH cho hay, trong lần sửa đổi này, tiếp tục có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều lý do như tuổi thọ bình quân của người VN tăng cao so với giai đoạn trước đây; khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài. Thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp…

Nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn.

Phụ nữ nuôi con nhỏ vẫn được nghỉ 60 phút/ngày

Cũng tại dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động lần 2, Bộ LĐ-TB-XH đã giữ nguyên thời gian nghỉ ngơi cho lao động nữ trong thời gian hành kinh và cho con bú.

Cụ thể, điều 116 quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút. Thời gian nghỉ lao động nữ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Dự thảo cũng giữ nguyên những quy định bảo vệ thai sản với lao động nữ, quy định người sử dụng lao động phải điều chỉnh công việc đối với người lao động mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Hồng Lan đánh giá đây là quy định nhân văn, phù hợp bởi "60 phút thực sự rất quý báu với phụ nữ nuôi con nhỏ". Với kinh nghiệm của người mẹ có hai con, bà Lan cho biết chị em có thể tranh thủ 60 phút về buổi trưa cho con bú hoặc về sớm chăm sóc con vào buổi chiều. Quy định này còn liên quan đến quyền bú sữa mẹ của trẻ em.

Người làm khoa học, tăng tuổi hưu thế nào?

Người làm khoa học, tăng tuổi hưu thế nào?

“Nếu tăng ngay một lúc lên 5 tuổi sẽ gây áp lực rất lớn cho việc làm, do vậy chỉ nên nâng lên 2 tuổi đối với cả nam và nữ...”.

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Trái với ý kiến nêu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo đất cho một số người "tham quyền, cố vị", nhiều ĐBQH trấn an “không nên lo chuyện đó”. 

Tăng tuổi hưu: Người trẻ có lo khó tìm việc?

Tăng tuổi hưu: Người trẻ có lo khó tìm việc?

Trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ công chức, viên chức từ 55 lên 60 tuổi với nữ và 60 lên 62 tuổi với nam, những người trẻ nói gì?

Thứ trưởng Bộ Lao động quả quyết phải tăng tuổi hưu

Thứ trưởng Bộ Lao động quả quyết phải tăng tuổi hưu

Trước những ý kiến trái chiều về tăng tuổi hưu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho rằng, tăng là cần thiết.

Gia Văn