Mấy năm gần đây, các vụ cháy liên tục xảy ra, gây tổn thất nhiều tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân. Gần đây nhất, vụ cháy nhà số 331 phố Tôn Đức Thắng trong đêm 4/4 khiến 4 người trong một gia đình tử vong, trong đó có một phụ nữ mang thai, một em bé gái 10 tuổi gây đau xót lớn trong xã hội.

{keywords}
Nhiều người thiệt mạng trong các vụ hoả hoạn 

Thử điểm danh các địa điểm thường hay xảy ra hỏa hoạn, ta thấy nhiều nhất là cháy chợ. Kể từ vụ cháy chợ Đồng Xuân năm 1994 cho đến nay, các vụ cháy chợ Lớn (Hải Dương) năm 2016, cháy chợ Quang (Hà Nội) năm 2018, rồi chợ Noong Bua (Điện Biên), chợ Trà Bá (Gia Lai), chợ Khe Sanh (Quảng Trị), chợ Thanh Quít (Quảng Nam), chợ Nhị Quý (Tiền Giang), chợ Kế Sách (Sóc Trăng)…

Kế đến là cháy cháy nhà xưởng, kho tàng. Vụ cháy kho nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm một vùng rộng lớn, cháy xưởng nhựa Nam Từ Liêm, khu CN Phú Thị, nhà máy may Tam Quan, các nhà xưởng ở Bình Dương, xưởng may Nhà Bè, rồi cháy các quán karaoke… nhiều không thể liệt kê hết trong bài viết nhỏ này.

Những sụt sùi nước mắt thương tâm trên các mặt báo, mạng xã hội đã đầy chia sẻ và thông cảm. Nước mắt chẳng thể dập tắt lửa. Ở đây, cần thiết hơn, tôi muốn thống kê thời điểm, nguyên nhân các vụ cháy, nguyên nhân gây tử vong cho các nạn nhân để thấy rõ hơn tai họa.

{keywords}
 

Đầu tiên, để có thể bùng lên, hình thành một đám cháy phải có sự điểm
hỏa, chất dẫn cháy và chất cháy. Qua các biên bản điều tra của công an PCCC, ta thấy đến 90% các vụ cháy thường điểm hỏa từ chập điện. Mạch điện chập do không đúng thiết kế hoặc lâu ngày lão hóa ải mục, điện trở tăng sinh nhiệt do quá tải, do mô-ve công tắc, át tô mát...

Tại các căn hộ gia đình, dân ta lại hay có tính tùy tiện, trổ mạch đấu
thêm phụ tải công suất lớn vào tuyến dẫn điện đã quá tải đó. Thế là
đoản mạch, là “chập”! Vỏ và đây điện nóng chảy trở thành chất dẫn
cháy, rơi xuống các chất cháy là nilon, chăn bông, thảm đệm, xe máy…

Nguyên nhân gây cháy thứ nữa thường do hàn hồ quang tại các khu công nghiệp, các nhà hàng karaoke, các tiệm buôn... Bọt xỉ hàn và tia lửa hàn không che chắn, do các thợ hàn thời vụ không được đào tạo bài bản, tung hoa cà hoa cải bắt vào các vật dễ cháy như xốp cách nhiệt mái tole, nhựa plastic làm bảng quảng cáo, rơi xuống hóa chất, thùng bao bì carton, vải, sơn tổng hợp, nguyên liệu…

Thêm một nguyên nhân gây cháy cho các địa điểm buôn bán hay giải trí công cộng này là do sự tích nhiệt. Nhiệt tăng do đèn nung bức xạ trong các hộp quảng cáo kín, thiếu thông gió thoát nhiệt, gây cháy...

Tại các chợ lớn nhỏ, các hộ buôn bán ngoài chập điện, phải kể thêm một nguyên nhân là do ông “Thần Tài” phóng hỏa. Ông vốn được cưng chiều thắp hương hằng ngày, rồi thắp hương cúng ngày rằm, mùng một. Tín chủ lòng thành nhưng vô tâm, thắp hương xong rồi quên bỏ đó đi, không kiểm soát. Thần Tài hào phóng độ trì quá độ, thổi lửa bắt vào hàng họ, vậy là gây họa.

Nguyên nhân tử vong đa phần do cháy mà không có lối thoát hiểm. Tai ác nhất là thời điểm các vụ chập cháy tại căn hộ gia đình thường xảy ra
vào ban đêm, khi mọi người đã ngủ say, cửa ra vào đã khóa chặt. Các
chuồng cọp, chấn song, hoa sắt cửa sổ của căn hộ an toàn kiên cố lúc
này như song sắt nhà tù, ngăn chặn mọi sự đào thoát, biến nó thành một lò thiêu khép kín.

Lại nữa, là đa số các vụ cháy thường bắt đầu từ tầng hầm bốc lên, từ
ngoài lan vào trong, như vụ cháy tòa chung cư Carina Plaza ở Sài Gòn,
vụ cháy quán karaoke ở Cầu Giấy Hà Nội. Cột đối lưu dẫn khí độc vào
phòng, đầu độc gây ngạt, làm tê liệt các phản ứng và gây tử vong cho
các nạn nhân trước khi thiêu cháy họ bằng nhiệt.

{keywords}
Lực lượng PCCC dập lửa ở ngôi nhà trên phố Tôn Đức Thắng 

Tôi không phải là các nhân viên hành pháp hay quản lý đô thị để có thể
kiểm tra hết được các thiết kế xây mới hay cải tạo chung cư căn hộ,
các chứng chỉ hành nghề của những nhóm thợ hàn, thợ điện tự do ở các đô thị mà hạ tầng vốn bất cập và tùy tiện của chúng ta, song tôi có
thể khuyên các gia chủ hãy biết tự chuẩn bị để cứu bản thân mình.

Thật đơn giản nếu lắp cho căn nhà mình một vài cái chuông báo cháy,
đặt ở những nơi nhiều người nghe thấy nhất. Mỗi tầng nhà ít nhất có
một lối thoát hiểm. Đó có thể là một cửa tum cầu thang dễ mở, một vài
chấn song cửa sổ thông với khoảng không mái hàng xóm, có bản lề và
khóa, và chìa khóa luôn để nơi dễ lấy. Một bình CO2 đặt ở tầng một
cạnh bếp, hay cạnh chỗ để xe máy là chẳng bao giờ thừa.

Nên tự chuẩn bị cứu mình trước khi lực lượng cứu hỏa đến. Mong mọi người hết sức cẩn trọng và may mắn!

Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, năm 2020 toàn quốc số vụ cháy thống kê được là 5.354 vụ và 33 vụ nổ, tổng số người chết 89 người, bị thương 184 người. Tại thành thị xảy ra 1.443 vụ, khu vực nông thôn xảy ra 1.321 vụ.

So với năm 2019, số vụ cháy tại nhà dân, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, cháy rừng giảm 1.026 vụ, giảm 10 người chết, tăng 14 người bị thương, thiệt hại tài sản giảm 595,179 tỷ đồng. Số vụ nổ tăng 5 vụ, số người chết giảm 2 người, số người bị thương giảm 7 người.

 Trung Sĩ

Cháy cửa hàng ở phố Tôn Đức Thắng, 4 người chết

Cháy cửa hàng ở phố Tôn Đức Thắng, 4 người chết

Cửa hàng ở số 311 phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) bán đồ trẻ em bốc cháy trong đêm. Vụ hoả hoạn khiến 4 người trong một gia đình tử vong.