- Không ít trường hợp người dân khi đang đu dây qua sông thì cáp bị đứt, tuột ròng rọc rơi xuống sông, suối tử vong, hoặc bị thương nặng.

XEM CLIP: 


Thực hiện: Trùng Dương - Tuấn Kiệt

Đu dây, chồng chết vợ bị thương

Không có cầu bắc qua sông để đi làm nương rẫy, hàng chục năm nay, người dân tại các huyện Buôn Đôn, Krông Bông (Đắk Lắk) tự “thiết kế” những chiếc cáp treo rồi đu mình qua sông như những diễn viên xiếc.

{keywords}

{keywords}
Cảnh đu dây qua sông hàng ngày của người dân.
{keywords}
Bà Tho bị thương do tuột ròng rọc khi đu dây qua sông

Vụ việc nghiêm trọng vừa xảy ra tại một điểm đu dây cáp qua sông thuộc xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông khiến một người dân oan mạng,

Ngày 26/10, ông Nguyễn Chua (53 tuổi, trú thôn 6, xã Hòa Lễ, Krông Bông cùng em trai là Nguyễn Chát (47 tuổi) lắp ròng ròng chuyển phân qua hệ thống dây cáp treo tự chế qua sông Krông Ana.

Sau khi chuyển hết số bao phân qua sông, ông Chua lắp ròng rọc đu người qua đi làm. Qua gần hết bờ, chiếc ròng rọc bất ngờ tuột ốc, trật khỏi dây cáp khiến ông Chua rơi tự do từ độ cao hơn 5m xuống mép sông chết ngay tại chỗ.

Trước đó, vào ngày 15/8 cũng tại khúc sông này, vợ ông Chua là bà Trần Thị Tho (52 tuổi), trong lúc đu mình qua sông bằng cáp treo tự chế cũng bị tuột cáp rơi xuống mép sông bị đa chấn thương suýt mất mạng.

Ngày bà gặp nạn, ông Chua mất ăn, mất ngủ trực chăm bà cả tháng tại bệnh viện, nay đến ông gặp nạn, bà đã không có cơ hội chăm ông dù một ngày. Trong đám tam ông, bà bật khóc nức nở, trên cơ thể những vết thương sau lần chết hụt vẫn chưa lành.

{keywords}
Việc lắp cáp treo qua sông được chằng buộc vào gốc cây rất sơ sài
{keywords}
Chỉ một chiếc ròng rọc như thế này là có thể qua sông đi làm
{keywords}
Đoạn cáp treo bị đứt khi ông Chua đu qua sông bị rơi tử vong

Ông Nguyễn Minh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ cho biết: trên toàn khúc sông Krông Ana chạy qua địa bàn xã có 20 điểm cáp treo tự chế. Việc người dân lắp các điểm cáp treo đu qua sông là nhu cầu tự phát.

Mới đây, nhận thấy sự nguy hiểm nên xã đã cưỡng chế tháo dỡ nhiều điểm, hiện chỉ còn 4 điểm xã không thể dẹp bỏ được bởi nhu cầu qua lại đi làm rẫy của người dân là quá lớn, và cũng không còn đường nào khác để đi.

“Địa phương chỉ biết mong chờ cấp trên khảo sát, nhanh chóng xây một cây cầu để bà con qua lại, không phải “đánh cược” mạng sống của mình trên dây cáp, ròng rọc như thế này” – ông Sơn khẩn thiết.

Cũng cảnh “mạng sống treo dây cáp”, tại xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn), hơn chục năm nay, hơn 200 hộ dân bất chấp hiểm nguy ngày ngày đu dây cáp qua suối Ea Rếch rộng hơn 10m để đi làm rẫy.

Việc dây cáp bị đứt hay tuột chân rơi xuống suối xảy ra như cơm bữa, người dân vẫn phải chấp nhận “đùa” với tử thần bởi tình thế… không qua không được!

Không đu…lấy gì mà ăn!

Sau hàng loạt những tai nạn do đu dây cáp treo qua sông xảy ra, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những khảo sát, tìm phương kế nhưng đến nay vẫn chưa có một phương án khả thi nào để chấm dứt tình trạng đu dây.

{keywords}
Một điểm đầu dây cáp được chằng buộc sơ sài
{keywords}
Một điểm đu dây cáp qua sông tại xã Hòa Lễ, Krông Bông

Qua khảo sát có thể thấy, các điểm lắp cáp treo tự chế thường bắc qua sông, suối vắng để phục vụ việc làm nương rẫy, vận chuyển nông sản. Những điểm này không có cầu, dân cũng không dám vượt sông bằng thuyền, vì mùa mưa lũ nước chảy xiết.

Việc lắp một “cáp treo” thường rất đơn giản, với chỉ 1 sợi dây cáp và một số cọc tự chế đóng cố định 2 bên bờ sông, suối, tùy địa hình mà dây cáp được bố trí dài ngắn, cao thấp khác nhau.

Sau khi lắp “cáp treo” người dân chỉ mua một cái ròng rọc, lắp vào dây cáp rồi cứ thế đu mình qua sông như “nghệ sĩ xiếc”.

Anh Trương Công Lý (SN 1962, trú thôn 5, xã Hòa Lễ, nơi có điểm cáp treo vừa xảy ra tai nạn) có hơn 1,2ha đất canh tác lúa, bắp bên kia bờ sông Krông Ana và có hơn chục năm “đu dây cáp” cho biết: Để lắp một cáp treo, chỉ cần bỏ ra khoảng vài triệu đồng là hàng chục hộ có thể sử dụng chung.

Riêng khoản ròng rọc thì các gia đình phải tự túc, thiết kế hàn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Gia đình anh sử dụng cáp treo qua sông chủ yếu vận chuyển phân bón, nông sản và đi làm rẫy.

{keywords}
Một người dân đu cáp treo để qua sông đi làm
Sau nhiều vụ thương vong do đứt, tuột giây cáp, người dân ở các điểm du dây cáp phần nào đã dè dặt hơn, tuy nhiên người dân vẫn bất chất nguy hiểm để qua lại vì đó là con đường đi duy nhất.

Như chị Võ Thị Hoa (SN 1973, trú thôn 8, xã Hòa Lễ) lý giải: “Tôi từng có một lần đu dây cáp qua sông, khi đến gần bờ thì ròng rọc bị tuột rơi xuống sông, rất may nước sông cạn nên không sao. Tôi biết việc đu dây qua sông là rất nguy hiểm, nhưng vì miếng cơm manh áo, không đu qua sông đi làm thì lấy gì mà ăn!”. 

Cùng cách lý giải, anh Phạm Thành Luân (trú thôn 7, xã Ea Huar) trần tình: “Ruộng rẫy nằm bên kia suối Ea Rếch cả, một ngày phải đu qua, đu về 4 lượt, nguy hiểm thật đấy, nhưng không đi làm lấy gì sống”.

Trùng Dương