Trong chương trình, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, giai đoạn dịch bệnh hiện nay, vấn nạn tin giả, tin sai sự thật rất nhức nhối.

Các đối tượng kích động, nói sai sự thật, nói không có căn cứ về vắc xin; thông tin sai về tình hình ở nơi phong toả, nơi cách ly…; thông tin liên quan việc người dân không được cứu trợ…

“Điển hình như thông tin anh bộ đội người miền Bắc đi chợ giúp dân. Anh nói ngọng, dùng cách nói của người miền Bắc, không hiểu ngôn ngữ, cách nói về đường sá của người TP.HCM…. Đó là tin sai sự thật”, ông Lê Quang Tự Do khẳng định.

{keywords}
Thông tin giả được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua

Cũng trong chương trình này, người dân đã đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề hỗ trợ y tế và thực phẩm. Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho hay, TP sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho người dân. Về y tế, người dân có thể vào cổng thông tin Covid-19 của 312 tổ phản ứng nhanh để nắm bắt, được hỗ trợ. Những người không có điện thoại thông minh, người không giỏi về internet còn có kênh tiếp cận khác là gọi điện thoại tới:

Trung tâm an sinh của TP: 028 38 272361 hoặc 028 38 2893771.

Tổng đài 1022, nhấn 2

Bộ Tư lệnh TP.HCM: 069 652 401 hoặc 028 66 822 000

Cũng trong chương trình, ông Lê Quang Tự Do cho hay, hiện có gần 40.000 chiến sỹ, cán bộ, công an, quân đội y tế… từ khắp mọi miền tổ quốc về giúp TP.HCM. Lực lượng này giúp đi phát túi an sinh, cắm chốt, điều trị cho F0 tại nhà… phục vụ những nhu cầu cần thiết cho người dân, để người dân yên tâm trong thời gian giãn cách.

{keywords}
Người dân được hỗ trợ lương thực, thực phẩm

Cũng trong buổi Dân hỏi - Thành phố trả lời tối 24/8, đại diện TP cho hay, nhóm người được nhận lương thực, thực phẩm thiết yếu là những người thuộc nhóm: F0 điều trị tại nhà, hộ nghèo, khó khăn trong khu phong toả, khu cách ly, công nhân mất việc làm, người nghèo, bán vé số, cơ nhỡ, lang thang….

Chính Phủ và TP đã đặt mục tiêu ban đầu là có 2 triệu túi an sinh phát cho người dân. Hiện TP đã vận động được 1,8 triệu túi, trong tương lai có thể vượt lên con số 2 triệu. Các thủ tục nhận túi an sinh cũng vô cùng đơn giản. Túi an sinh gồm rau củ quả, trứng, gạo, nước mắm, dầu ăn, đường… Thành phần trong túi có thể thay đổi, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm từ thiện cũng phát quà hỗ trợ. 

Người dân cũng hỏi về vấn đề ra đường: “Hiện có 17 nhóm đối tượng được ra đường, vậy người dân đau bụng, đi rút tiền ngân hàng, cấp cứu... thì đi lại bằng cách nào, giấy đi đường ai cấp?”

 Ông Lâm Đình Thắng cho hay: Đó là những vấn đề mà rất nhiều người dân TP quan tâm. Đi tiêm vắc xin, người dân có tin nhắn gửi tới từng số điện thoại. Với người đi cấp cứu thì không cần giấy tờ. Đi khám sức khoẻ định kỳ, người dân cần có giấy hẹn của bệnh viện. Đi xuất ngoại, ra sân bay, người dân  cần mang theo hộ chiếu, vé máy bay, giấy xét nghiệm PCR âm tính. Người dân đi một mình, không nên đi đưa tiễn nhau trong hoàn cảnh dịch bệnh. Khi về, tài xế trao đối với người trực chốt, có thể dùng vé vào cửa của sân bay để trình diện.

Chương trình Dân hỏi – Thành phố trả lời được phát sóng trực tiếp lúc 20h hàng ngày, từ ngày 24/8 đến 6/9/2021 trên trang mạng xã hội Facebook (fanpage) của Trung tâm Báo chí TPHCM (https://www.facebook.com/trungtambaochi.tphcm/)

Bảo Ngọc 

TP.HCM siết chặt cửa ngõ, bệnh hiểm nghèo có được vào khám lấy thuốc đặc trị?

TP.HCM siết chặt cửa ngõ, bệnh hiểm nghèo có được vào khám lấy thuốc đặc trị?

Một số bạn đọc lo lắng hỏi trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ và Chỉ thị 12 của TP, đang phải điều trị bệnh nặng cần thuốc đặc trị mà lại ở tỉnh ngoài thì có được vào TP khám?