- Sáng nay, Ban Tuyên giáo TƯ, Hội Nhà báo VN, Bộ TT&TT đã phối hợp tổ chức hội thảo "Báo chí 30 năm đổi mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu, trong công cuộc đổi mới của đất nước, báo chí là lực lượng đi đầu tuyên truyền, cổ vũ chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và chính báo chí cũng được hưởng những thành quả của đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng với công tác báo chí.

{keywords}

Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu

Tuy nhiên, báo chí cũng đang bộc lộ những bất cập, yếu kém, bên cạnh cơ hội mới, báo chí đối mặt nhiều thách thức phải vượt qua.

Với gần 80 tham luận gửi đến, hội thảo sẽ nhìn nhận, thảo luận, đánh giá những bài học kinh nghiệm hoạt động báo chí qua 30 năm đổi mới. Đó là những vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về báo chí 30 năm qua; Những vấn đề nghiệp vụ của báo chí; Xử lý mối quan hệ báo chí với mạng xã hội...

Ngồi nhà gõ máy "đạo báo, đạo văn" ngày càng nhiều

Bàn về đổi mới và đạo đức nghề báo, nhà báo lão thành Phan Quang chỉ ra, ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, báo chí phát triển ồ ạt, tình trạng người làm báo ngồi nhà gõ máy "đạo báo, đạo văn" ngày càng nhiều.

"Không ít người làm báo xa rời tôn chỉ, mục đích cơ quan mình làm việc, nhận lương của báo này nhưng làm cho báo khác là chính. Đáng quan tâm là nhận thức chưa đúng về quyền tự do ngôn luận, phát ngôn thiếu thận trọng, sử dụng không kiểm tra nguồn tin từ mạng xã hội...", nhà báo Phan Quang nói.

{keywords}

Nhà báo Phan Quang

Thượng tá Nguyễn Văn Hải, báo QĐND chỉ ra nguyên nhân khiến người làm báo sa sút đạo đức nghề nghiệp vẫn chủ yếu xuất phát từ nhận thức, ý thức, thái độ, hành vi của họ chưa đầy đủ, thiếu chuẩn mực trong hoạt động báo chí.

Theo ông, nghề làm báo vốn là nghề đòi hỏi sự khắt khe về chính trị, đạo đức, nghiệp vụ mới có thể làm việc được hanh thông, trôi chảy. Vậy mà có người làm báo lại nhởn nhơ, cẩu thả, gặp đâu viết đấy, thấy thông tin gì cũng vội vàng đưa lên mặt báo.

Ông nêu sự cảnh báo đã và đang xuất hiện một số người làm báo lạm dụng quyền hạn nghề báo, bất chấp đạo đức nghề nghiệp để háo danh, trục lợi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín báo giới và gây mất niềm tin cho công chúng, xã hội.

Mạng xã hội: Bài toán khó cho báo chí

Theo Tổng biên tập báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn, mạng xã hội đang tác động to lớn đến cách đọc tin tức và cách tác nghiệp của nhà báo, cơ quan báo chí lẫn cách ứng xử của người đọc.

{keywords}
Toàn cảnh hội thảo

Ông cho hay, giờ đây mỗi cá nhân bất kỳ đều có thể làm "phóng viên", "biên tập viên" cung cấp tin tức trên chính tài khoản mạng xã hội của mình. 

Dẫu vậy, sự cạnh tranh gây nên ức chế với các báo do chính mạng xã hội đem lại chính là cơ hội để các báo đổi mới mình, ngày càng sáng tạo hơn, đổi mới hơn để chiến thắng trong cuộc đua lôi kéo độc giả.

Cho biết mạng xã hội là một nguồn tin khổng lồ và kênh tương tác tuyệt vời, tuy nhiên ông cũng chỉ ra, chính vì sự dễ dàng đăng tải và sự lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, ngoài những tích cực mang lại thì đã có rất nhiều tiêu cực và hệ lụy. Những thông tin không rõ nguồn gốc, câu like, câu view... ngày càng phổ biến.

Ở mức độ cao hơn, mạng xã hội đã được một số tổ chức, cá nhân, chủ động sử dụng vào các mục đích có tính chất chính trị.

Chính vậy, báo chí và các nhà báo cần phải thận trọng, tỉnh táo và khôn ngoan khi sử dụng các nguồn tin trên mạng xã hội. Tất cả đều cần được kiểm chứng trước khi sử dụng để tránh tính trạng gây nhiễu loạn xã hội và mất niềm tin với độc giả.

Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường Phạm Thị Mỵ cũng cho hay, mạng xã hội đang là bài toán khó cho báo chí. 

Theo bà, ngày nay tuy chúng ta ngập trong một biển thông tin, nhưng làm thế nào để có hành vi, thái độ nhìn nhận đúng đắn trước một sự vật hiện tượng thì người ta luôn  cần có những người đi thu lượm, phân tích và xử lý thông tin một cách đúng đắn, có trách nhiệm. Nếu như nhà báo làm tốt việc này, xã hội luôn luôn cần nhà báo.

Xây dựng barem để nhà báo tham gia mạng xã hội

Xây dựng barem để nhà báo tham gia mạng xã hội

Sáng 16/11, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Nhà báo không thể 'hai mặt' trên mạng xã hội

Nhà báo không thể 'hai mặt' trên mạng xã hội

Nhà báo không thể hai mặt, nói ở cơ quan chính thống thế này, lên mạng xã hội lại nói khác. Theo tôi nên cấm luôn điều này - ĐBQH Hà Minh Huệ nói.

Không để mạng xã hội nói chán báo chí mới nói

Không để mạng xã hội nói chán báo chí mới nói

Trước tình hình cạnh tranh thông tin hiện nay, báo chí phải có thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời khi xảy ra chuyện - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ tại cuộc gặp mặt báo chí của Văn phòng QH chiều 29/1.

Hương Quỳnh