- Nước giếng khi bơm ra thau, chậu thì bốc mùi hôi khó chịu, khi châm lửa thì bốc cháy dữ dội khiến người dân hoảng sợ.

XEM CLIP: 


Gần một năm nay, hàng chục hộ dân ở buôn Jù, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột phải đi xin từng can nước về để ăn uống, sinh hoạt vì nguồn nước giếng có mùi lạ.

Ông Trần Văn Quế (56 tuổi, trú tổ liên gia 19, buôn Jù) phản ánh: từ khoảng tháng 8/2016, ông phát hiện giếng nước gia đình có mùi hôi.

“Nước giếng khi bơm lên thì nổi váng màu vàng trên bề mặt, mùi hôi rất khó chịu, nếu rửa tay chân thì có lớp nhờn bám vào như dầu mỡ”- ông Quế cho hay.

Cách nhà ông Quế không xa, nước giếng hộ Nguyễn Duy Ứng cũng có biểu hiện tương tự. Theo ông Ứng, thống kê sơ bộ tại tổ liên gia 19 có gần 20 hộ nguồn nước giếng bị ô nhiễm.


{keywords}

Nước nổi váng màu vàng và sủi bọt khi bơm lên khỏi giếng

“Từ ngày nước giếng bị ô nhiễm, chúng tôi phải sử dụng nước máy để sinh hoạt, thậm chí tưới tiêu cho cây trồng. Vườn rẫy thì rộng, mà tưới nước máy liên tục thế này tiền nào chịu cho nổi” – ông Ứng than vãn.

Cũng theo ông Ứng, nhiều hộ trong buôn chưa được lắp nước máy nên phải đi xin từng can nước về dùng, hoặc mua nước bình về sử dụng rất tốn kém.

{keywords}
{keywords}

Nước bốc cháy dữ dội khi châm lửa đốt

Người dân buôn Jù từng thử nghiệm, bơm nước ra thau, chậu rồi châm lửa đốt thì nước ở các giếng ô nhiễm bốc cháy dữ dội. Khi đổ ra mặt đất, nước chảy tới đâu thì lửa lan tới đó, bốc khói đen ngòm.

“Người dân từng lọc nước giếng lấy được hàng chục lít xăng dùng đổ máy cắt cỏ. Đổ vào, máy hoạt động như xăng mua ngoài tiệm” – ông Quế cho biết.

Trước việc nguồn nước giếng có mùi lạ và bốc cháy, người dân buôn Jù nhiều lần làm đơn gửi cơ quan chức năng kêu cứu, tìm nguyên nhân.

Tháng 9/2016, Phòng TN-MT (TP. Buôn Ma Thuột)phối hợp với Sở TN-MT, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh tiến hành lấy mẫu nước ở một số giếng nước nhiễm bẩn để kiểm tra. Kết quả, nước từ các giếng có mùi lạ được xác định bị nhiễm xăng dầu mỏ khoáng chứa hàm lượng 88.660 mg/l.

Kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng ghi nhận, cách giếng nước bị nhiễm xăng 150 – 200m có 2 doanh nghiệp xăng dầu đang hoạt động. Ngoài ra, tại khu vực này trước đây có một kho xăng dầu nhưng đã ngưng hoạt động từ năm 1992.

Ông Nguyễn Văn Tuyền - Trưởng phòng Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Sở TN-MT Đắk Lắk), cho biết sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã thông báo cho các hộ dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm không sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt cũng như chế biến thực phẩm.

Trùng Dương