XEM CLIP:

Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) khai mạc sáng nay (mùng 6 tháng Giêng).

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, dân làng mở hội linh đình tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. Mọi năm, sau khi rước hoa tre và trầu cau, hai lễ sẽ được rước xuống đền Hạ và đền Mẫu. Tại đây, sau phần lễ tạ sẽ có nghi lễ tất lộc và xảy ra tình trạng “cướp lộc" sứt đầu mẻ trán.

{keywords}
7 giờ sáng, lễ vật được các thôn, làng trên địa bàn huyện di chuyển vào khuôn viên đền Sóc

Để đề phòng tình huống phản cảm, lễ hội không còn đoàn rước giò hoa tre, giò trầu cau từ đền Thượng xuống đền Mẫu và đền Hạ.

Điều đặc biệt trong lễ hội này, đó chính là rước kiệu người thật, kiệu rước chở “Tướng bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) về đến đền Thượng. Đoàn rước kiệu "Tướng bà" gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi bảo vệ kiệu. Năm nay, em Nguyễn Thị Thùy Linh (11 tuổi) được chọn đóng vai “Tướng bà”. 

Theo quy định, người được lựa chọn hàng năm phải có Tứ đại đồng đường song toàn, gia đình gương mẫu, là các bé gái 9-12 tuổi, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi.

Theo người dân, những năm trước đây đã xảy ra hiện tượng cướp “Tướng bà” và đòi tiền chuộc. Vì thế gần đây, “Tướng bà” được bảo vệ nghiêm ngặt.

{keywords}
Lần lượt là giò hoa tre của thôn Vệ Linh, ngựa sắt của thôn Phù Mã, voi chiến của thôn Dược Thượng, trầu cau của thôn Đan Tảo, ngà voi của xã Đức Hòa, cỏ voi của thôn Yên Sào, kiệu tướng của thôn Yên Tàng và cầu húc của thôn Xuân Dục 
{keywords}
Trong đó, nổi bật và thu hút nhiều người quan tâm nhất là kiệu tướng của thôn Yên Tàng. 6h sáng, đoàn xuất phát từ đình làng Yên Tàng tiến về đền Sóc tham dự lễ hội
{keywords}
Đoàn rước kiệu "Tướng bà" có đầy đủ các thành phần gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi khiêng kiêm bảo vệ kiệu
{keywords}
Người dân tranh thủ bắt tay lấy may từ "Tướng bà" đầu năm. Theo quan niệm của người dân Sóc Sơn, gia đình nào có con cháu được ngồi lên kiệu ngày này là niềm vinh hạnh của cả dòng tộc
{keywords}
Người được lựa chọn hàng năm phải có Tứ đại đồng đường song toàn, gia đình gương mẫu, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi
{keywords}
Kiệu rước cũng đầy đủ hoa quả, oản, chuối. Khách tham dự dâng tiền lên 'Tướng bà' một phần và phần khác nhờ 'Tướng bà' dâng lên Đức Thánh Gióng
{keywords}
Trước khi hội Gióng diễn ra, Thùy Linh đã được học và làm quen với các nghi thức đi đứng, chào hỏi cũng như một số nguyên tắc của lễ rước
{keywords}
Đã có những năm các cô bé đóng vai "Tướng bà" bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải "chuộc" với số tiền lớn. Do vậy, công tác bảo vệ được chuẩn bị kỹ
{keywords}
{keywords}
Khi Thùy Linh đã bước lên kiệu chính thức thì dù là ông bà hay bất cứ người thân ruột thịt nào cũng phải gọi em là 'Tướng bà' và xưng 'con'

 

{keywords}
Để đến đích cho nhanh và an toàn, lực lượng công an xã hộ tống Thùy Linh đi bộ. Nếu bị đoàn khác cướp mất 'Tướng bà', không những gia đình và cả xã phải chung tiền chuộc lại mà còn coi như bị xui xẻo cả năm
{keywords}
Đây là kiệu rước giò hoa tre, một trong tám lễ vật được cung tiến. Những năm trước, tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp diễn ra khiến hình ảnh lễ hội bị ảnh hưởng
{keywords}
Năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre được di chuyển vào hậu cung đền Thượng nên không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy để lấy may

 

Biển người chen lấn đổ về chùa Hương trước ngày khai hội

Biển người chen lấn đổ về chùa Hương trước ngày khai hội

 Hàng vạn người đổ về đi lễ chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) chiều 9/2 khiến các lối đi lại tắc nghẽn.

Trần Thường - Anh Phú