- Chiều tối nay, bất chấp mưa gió, hàng nghìn người tập trung tại Tổ đình Phúc Khánh (đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự Đại lễ Vu lan - Phả độ gia tiên.

{keywords}

Tuyến đường Tây Sơnn và chân cầu Ngã Tư Sở chật kín người 

Từ 17h, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. Lực lượng chức năng đã kiên quyết dẹp bỏ các bãi trông xe tự phát nên tình hình giao thông quanh nơi làm lễ và các tuyến đường xung quanh được tổ chức trật tự. 

{keywords}
{keywords}

Nhiều người vừa dựng xe máy vừa chắp tay làm lễ

Đến 18h30, tuyến đường từ Tây Sơn xuôi hướng Ngã Tư Sở đoạn qua khu vực Tổ đình Phúc Khánh bị cấm để dành chỗ cho dòng người ngồi lễ. 

Các phương tiện muốn lưu thông theo hướng này phải đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở.

{keywords}

Dù trời mưa nặng hạt, nhiều người vẫn đội mưa khấn vái

{keywords}
{keywords}
19h30 tối, Đại lễ  chính thức bắt đầu. Lúc này, thời tiết mưa nặng hạt hơn nhưng mọi người vẫn chùm áo mưa, che ô thành kính chắp tay cầu nguyện.

Hình ảnh hàng nghìn người đứng ngoài đường, trước cổng chùa Phúc Khánh:

{keywords}
{keywords}

Nhiều người phải khấn vái ngoài đường do không chen được vào bên trong

{keywords}

Nhiều gia đình mang theo cả con nhỏ ngồi khấn dưới trời mưa

{keywords}
{keywords}

20h, trời ngớt mưa, dòng người kéo đến đông hơn

Rằm tháng 7 không chỉ là ngày lễ Vu Lan mà còn là ngày xá tội vong nhân. Dù được cử hành trong cùng ngày rằm nhưng ý nghĩa, mục đích lại rất khác nhau.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát; là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên.  

"Xá tội vong nhân", dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh, là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Đến ngày rằm tháng 7, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về được với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Phạm Hải - Trần Thường