Các cơ quan báo chí đã phản ánh việc trên mạng xã hội đang lan tràn những video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm lôi kéo càng nhiều lượt xem càng kiếm được nhiều tiền.

Đáng ngại là những video nhảm nhí này đã thu hút hàng triệu người, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe-xem của xã hội đi xuống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những nội dung này vẫn xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát.

Nhiều năm trở lại đây, internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã cung cấp một lượng lớn thông tin, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cuộc sống, công việc, giải trí cho con người; tuy nhiên, tác hại và hệ lụy kéo theo cũng không ít, nhất là với những ai sử dụng mạng xã hội quá đà hoặc thiếu hiểu biết...

Do vậy, người dùng cần tỉnh táo nhận diện được thông tin thật, giả, xấu độc để tránh bị lôi kéo, dẫn dắt tới những biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi. Đặc biệt, với thế hệ trẻ, khi trình độ nhận thức còn non nớt, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, việc sử dụng internet và tham gia mạng xã hội cần được hướng dẫn, định hướng về văn hóa ứng xử.

Thành Nam

Mạng xã hội nhiều thông tin nhưng không thay thế được báo chính thống

Mạng xã hội nhiều thông tin nhưng không thay thế được báo chính thống

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh như vậy tại cuộc gặp mặt, chúc mừng 187 nhà báo tiêu biểu, đại diện cho những người làm báo cả nước diễn ra vào tối nay (12/6).