Mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” trong khuôn khổ Chương trình hành động “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” được triển khai thí điểm tại 3 tỉnh khó khăn. Tại Trà Vinh, mô hình này được triển khai tại xã Long Hiệp thuộc huyện Trà Cú, nơi có đến trên 60% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (cao nhất tỉnh) và cũng là huyện khó khăn nhất tỉnh.

{keywords}
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer

Tổng chi phí thực hiện mô hình thí điểm tại tỉnh Trà Vinh là 436 triệu đồng, được thực hiện tại 3 ấp của xã Long Hiệp là ấp Chợ, ấp Trà Sất A, Trà Sất B, mỗi ấp có 12 hộ tham gia. Tổng cộng có 36 hộ, đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn xã khó khăn diện 135, huyện nghèo theo chương trình huyện 30A.

Theo kết quả khảo sát, phân tích của Viện Dinh dưỡng quốc gia, do một số nguyên nhân, đặc điểm dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em bị suy dinh dưỡng của các hộ dân trong mô hình thí điểm là thiếu thịt, trứng, sữa và rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Từ đó, mô hình hỗ trợ các hộ dân này nuôi gà và trồng rau xanh được đưa ra. Theo đó, kể từ tháng 8/2019, mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 147 con gà giống, 20,5 bao thức ăn công nghiệp, 4 lần tiêm chủng vắc xin và thuốc ngừa bệnh, giống cải ngọt, phân chuồng ủ hoai, phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Cùng với đó là các buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà và trồng rau xanh.

{keywords}
Thiếu rau xanh trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Hộ dân tham gia mô hình thực hiện đối ứng chuồng trại, trấu và men vi sinh, bóng đèn, máng ăn, máng uống nước cho gà, 100m2 đất trồng rau xanh, thùng tưới và một số chi phí khác.

Trà Vinh là một trong những tỉnh, thành tại ĐBSCL có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm tới khoảng 30% tổng dân số. Hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer 10.079 hộ, chiếm tỷ lệ 11,27% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer.

Bài: Nguyễn Thị Thu Hằng - Nhóm PV
Ảnh: Vũ Thị Lụa - Nhóm PV