- Dịch vụ tốt, giá phải chăng, nhiều tiện ích nhưng Uber và Grab taxi đang bị Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị tạm dừng hoạt động. Kiến nghị này vấp phải sự phản đối từ các hành khách thường xuyên sử dụng taxi.

Vấn đề mà Uber và Grab taxi đang gặp phải là ‘vướng’ các quy định về điều kiện hoạt động. Làm thế nào để một dịch vụ nhận được sự ủng hộ được quản lý theo đúng quy định để phát huy ưu điểm, tạo cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích người dân?

Nhiều ưu điểm, thiếu pháp lý

Chị Hương (Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) thường sử dụng Grab taxi vì ngoài việc được hưởng các mã khuyến mại, xe không chạy vòng vo thì giá cước rẻ hơn taxi thông thường, tài xế tự động gọi lại.

Anh Hiệp (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng là khách của Uber và Grab taxi vì xe mới, sạch sẽ, gọi đôi lúc hơi khó (do trời mưa khó kết nối) nhưng vẫn ‘nhanh chán’ so với taxi bình thường. “Giá hợp lý, không tăng giảm thất thường, có thể thanh toán qua ngân hàng” – anh nói.

  {keywords}
Dịch vụ tốt, giá phải chăng, nhiều tiện ích nhưng Uber và Grab taxi đang bị Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị tạm dừng hoạt động

Uber và Grab taxi còn mang lại lợi ích cho các tài xế. Theo Anh Hùng – một tài xế taxi, nhờ hợp tác với Grab, khách của anh ngày càng đông, thu nhập tăng thêm khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

Grab taxi nói gì khi bị kiến nghị dừng hoạt động?

Trước băn khoăn của Hiệp hội Vận tải Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH Grab taxi Việt Nam – ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định: Xe Grab không cần phải có tem mào để bắt khách, không gây ảnh hưởng đến taxi truyền thống, không phải nguyên nhân gây ùn tắc vì chỉ chạy khicó khách.

Về giá cước, ông Tuấnb Anh cho biết: “Nếu không phù hợp luật giá, cơ quan quản lý có thể áp giá trần, Grab sẽ làm đúng như vậy.

Hiện giá của Grab thấp hơn nhiều so với taxi thông thường. Giá giờ cao điểm sẽ được điều chỉnh để tạo động lực cho tài xế nhưng mức tăng sẽ không quá cao. Dịch vụ tốt nhưng giá rẻ thì dân mới đi”.

Grab sẽ thu phí theo % của từng chuyến đi. Chuyến đi 100.000 đồng thì tài xế trả cho Grab 5.000 đồng (chỉ áp dụng với chuyến đi 40.000 đồng trở lên). Theo anh Hùng, tỉ lệ và cách tính này là thỏa đáng.

Tuy nhận được nhiều thiện cảm nhưng hiện nay Uber chưa phải là loại hình hoạt động vận tải chính thống theo quy định.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Vụ Phó vụ vận tải (Bộ GTVT) cho biết Uber muốn hoạt động thì phải đăng ký kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ thuế và quản lý lái xe phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Riêng với Grab taxi, Bộ GTVT đã trình Chính phủ cho phép thí điểm tại 5 tỉnh thành. Hiện Bộ đang xây dựng kế hoạch và khi triển khai, Grab taxi sẽ được đăng ký hoạt động, đóng thuế bình thường.

Trong lúc chờ đợi, Grab đã thực hiện việc hợp tác với các hãng taxi truyền thống, thậm chí có giá siêu rẻ (6.000 đồng/ km). Loại xe này không có mào, không có logo và hoạt động tương tự giống Uber, không bị kiểm soát các điều kiện kinh doanh vận tải như các hãng taxi truyền thống.

Điều này dẫn tới thực trạng vào giờ cao điểm tại một số tuyến đường cấm taxi hoạt động thì Uber và xe siêu rẻ của Grab vẫn hoạt động được bình thường vì không bị phát hiện. Ông Thủy cho rằng các địa phương cần phải có giải pháp xử phạt các xe này.

“Không phải thấy tốt lên thì xử lý”

Về kiến nghị của Hiệp hội Vận tải Hà Nội, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Quan điểm của Bộ GTVT là nếu hoạt động bất hợp pháp thì phải xử lý nghiêm. Nhưng không phải thấy có cái tốt lên thì lại xử lý nó. Bộ GTVT phải quản lý để doanh nghiệp vận hành theo quy định, đảm bảo công bằng”.

{keywords}
Taxi truyền thống đang đứng trước áp lực thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo đánh giá của ông Trường, "có vẻ Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng chưa hiểu rõ thế nào là Grab taxi, thế nào là Uber".

“Grab taxi đã sử dụng xe đã có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, hoạt động an toàn với cả người lái, hành khách và đã công khai còn Uber sử dụng xe nhàn rỗi để tham gia vận chuyển. Tôi cho rằng, Hiêp hội nên thông qua cơ quan quản lý để tìm hiểu thêm trước khi có ý kiến” – Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.

Về nghĩa vụ thuế của các loại hình taxi này, ông Trường khẳng định là “kiểu gì cũng thu được”: “Theo tôi biết thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế không lo ngại gì vấn đề này. Họ sẽ kiểm tra đầy đủ sau khi các hãng khai báo”.

Cần xây khung pháp lý đầy đủ

Theo ông Trường, 3 cái được của Uber gồm: Dịch vụ thuận lợi nhanh chóng - giá hợp lý; Người dân ủng hộ, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Thứ 3 là thể hiện Việt Nam rất hội nhập trong việc tiếp nhận dịch vụ mới, cái gì không cấm thì được làm.

3 cái chưa được gồm: Hoạt động kinh doanh chưa rõ ràng. Bản chất của Uber là kinh doanh dịch vụ phần mềm nhưng lại tham gia hoạt động vận tải. Do đó nếu xây dựng phần mềm có liên quan đến dịch vụ vận tải thì phải thành lập công ty tại Việt Nam.

Thứ hai là với Uber Nhà nước chưa thu được thuế. Thứ 3 là Uber chưa thật sự an toàn cho người đi, lái xe chưa kiểm soát được, taxi phải có biển hiệu.

Để Uber hoạt động được tại Việt Nam, ông Trường đưa ra giải pháp: Đăng ký hoạt động hợp pháp, xây dựng khung pháp lý đầy đủ để phù hợp với điều kiện kinh doanh vận tải Việt Nam. Về những điều này, Uber hoàn toàn đồng tình.

Vũ Điệp