Tại hội thảo về bộ luật Lao động sửa đổi, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may VN Trương Văn Cẩm cho biết, nước ta vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khả năng kéo dài đến năm 2035. Nếu tăng tuổi hưu sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động.

Bộ máy hành chính sự nghiệp đang dư thừa, nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ duy trì một bộ máy kém hiệu quả.

Hơn nữa, mỗi năm có 220.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Cơ cấu công, nông nghiệp, dịch vụ chưa cân đối nên cần phải xem xét việc tăng tuổi hưu...

{keywords}
Việc tăng tuổi hưu đang có nhiều ý kiến trái chiều

Ông cũng nói thêm, tuy tuổi thọ của người Việt cao hơn so với trước nhưng không đồng nghĩa với thể trạng sức khỏe tốt, khả năng làm được công việc khi tuổi cao.

Riêng với các ngành dệt, may, da giày cần nhanh tay, nhanh mắt, nhanh chân, người lao động phải ra khỏi dây chuyền sớm.

Hơn nữa, việc tăng tuổi nghỉ hưu làm giảm tỉ lệ hưởng lương hưu, như vậy sẽ hình thành một tầng lớp người dân có thu nhập rất thấp khi về già.

Từ thực tế trên, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may đề xuất chỉ tăng tuổi hưu khi VN kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng và dần chuyển sang già hoá dân số.

Hơn nữa, quá trình xem xét tăng tuổi hưu nên tăng khu vực hành chính sự nghiệp trước, khu vực sản xuất trực tiếp cần có độ trễ có thể 5-10 năm.

Ông Bùi Đức Thịnh (công ty CP May Sông Hồng) nêu thực tế, hiện lao động nữ rất sợ tăng tuổi nghỉ hưu. Có người sau khi nghe tăng tuổi hưu đã “chạy” giấy giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi.

Đại diện Hiệp hội Điện tử Việt Nam chia sẻ, Nhật Bản có tuổi thọ bình quân cao hơn Việt Nam 10 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nam 62, nữ 60. Trong khi  tuổi nghỉ hưu của chúng ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nên tuổi nghỉ hưu như hiện nay là hợp lý.

Ông cho rằng, riêng với những trường hợp đặc biệt, Chính phủ chỉ cần có quy định riêng.

Tăng tuổi hưu cần quy định cụ thể với từng đối tượng

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội QH cho biết, dự thảo việc tăng tuổi nghỉ hưu có lộ trình và chỉ áp dụng với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Với người lao động làm việc trong điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 61%, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại vẫn nghỉ hưu trước 5 tuổi như hiện nay.

Trường hợp lao động kỹ thuật còn khả nămg lao động thì được làm tăng thêm 5 năm.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhận định, cần đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cụ thể cho từng đối tượng. Dự thảo bộ luật Lao động đang “dàn hàng ngang”.

"Trước đây để chuẩn bị việc tăng tuổi hưu, chúng tôi có đưa ra lộ trình tăng trước đối với khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tăng sau, như vậy rất rõ ràng… Còn tăng tuổi hưu như hiện nay thì hơi lo", ông nói.

"Tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động, nếu như tổng việc làm không tăng, số người ở lại ảnh hưởng số người chưa có việc làm. Kinh nghiệm từ các nước khi tăng tuổi hưu thì phải có lộ trình đi từng bước”, ông Huân nhận định.

Hai phương án đề xuất tăng tuổi hưu mới nhất

Hai phương án đề xuất tăng tuổi hưu mới nhất

Bộ LĐ-TB-XH đề nghị bổ sung vào Bộ luật Lao động thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước dự kiến là 8h30 - 17h30, nghỉ trưa 60 phút.

Vũ Điệp