XEM CLIP:

Lễ tưởng niệm được dựng trước cổng Tam quan Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng, tại xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Hai bên lễ đài có màn hình LED để mọi người có thể theo dõi trực tuyến lễ tưởng niệm (truy điệu) Đức Pháp chủ.

Hội đồng chứng minh, Hội đồng Trị sự và một số đoàn tăng ni, phật tử thực hành nghi lễ viếng giác linh Đại lão hòa thượng từ 8h-8h30 sáng trước khi cử hành lễ truy điệu vào 9h sáng 24/10.

Để đảm bảo sự tôn nghiêm đối với Đức Pháp chủ, Ban Tổ chức tang lễ đề nghị phật tử và những người tham gia tang lễ “Không chụp ảnh, quay phim và livestream lễ truy điệu và lễ nhập Bảo tháp của Đức Pháp chủ”. 

{keywords}
Chư Tôn giáo phẩm Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự, Ban Viện Trung ương dâng hương tưởng niệm.

Phát biểu tại lễ truy điệu, Thượng toạ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho rằng: "Đức Pháp chủ GHPGVN ra đi trong niềm kính tín và tiếc thương vô hạn của tăng, ni, đồng bào phật tử. Ngài để lại di sản, đức hạnh, cuộc đời thanh bạch, gương sáng ngời, ý chí tu hành, là nhân cách ưu việt của một bậc cao tăng, tạo đức, trọn đời vì đạo pháp và dân tộc.

Với trăm năm trụ thế, 3/4 thế kỷ hoằng dương chính pháp, Đại lão Hoà thượng là hiện thân của giới luật, là thọ mạng của Phật pháp. Trên cương vị luật sư, giới sư của các đại giới đàn, Đại lão Hoà thượng đã cùng chư tôn đức mở trường Phật học, đào tạo tăng tài và dành trọn cả cuộc đời cho việc biên soạn và chú giải Đại từ điển Phật học hiệu đính Đại tạng Kinh…".

Hoà thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chủ tịch Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh GHPGVN, phát biểu tại lễ tưởng niệm: "Hơn trăm năm thác tích trần hoàn, Ngài đã thắp sáng tâm đăng bao thế hệ. Từ thuở đồng chân nhập Đạo, Ngài một lòng tinh tấn tu hành, đèn trí tuệ ngày thêm sáng tỏ.

Ngài thường dạy: Chùa to Phật lớn vẫn không quý bằng đạo vị thầy - trò, thầy - trò tương tục mới là mạch sống Phật môn. Từ khi nhận được di huấn của Thầy tổ, Ngài nhất hướng giữ gìn, trùng hưng chốn Tổ. Dù lúc gian nan cuốc đất trồng rau, hay khi được Giáo hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ tối cao, Ngài vẫn một lòng sống cảnh thanh bần thủ Đạo.

Trong trượng thất đơn sơ, dưới mái chùa cổ kính, dù thời tiết đổi thay, dù thế cuộc xoay vần, Ngài vẫn nghiêm trang cốt cách thoát tục: Tay lần tràng hạt, miệng niệm Nam mô. Câu kinh vàng của Phật Tổ Tam Kinh, lời niệm Phật của đức Pháp chủ đã trở thành hơi thở của Giáo hội, truyền lưu mạng mạch Phật pháp. Ngài đã âm thầm gìn giữ ngọn đèn trí tuệ của đức Như Lai được Tổ Tổ tương truyền.

Khi tuổi cao sức yếu, đệ tử tứ chúng vấn an, Ngài đều dạy: Nhất tâm niệm Phật. Thân giáo và khẩu giáo của Ngài đã thắp sáng niềm tin chánh pháp cho bao người con Phật. Đặc biệt, trước lúc từ bỏ huyễn thân, lo lắng cho kỷ cương của Giáo hội, Ngài ân cần chỉ dạy chúng con thành lập Hội đồng Giám luật. Chúng con đã hoàn thành tâm nguyện cao cả của đức Ngài. Đó là di sản vô giá Ngài để lại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau".

Một số hình ảnh tại lễ tang:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Bảo tháp đặt kim quan của Đức Pháp chủ.

Tình Lê

Điều Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ lo nhất là đào tạo tăng tài cho đất nước

Điều Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ lo nhất là đào tạo tăng tài cho đất nước

"Chùa tôi không cần làm to làm đẹp. Tổ để lại như thế nào tôi vẫn ở như vậy. Tôi lo nhất là đào tạo tăng tài cho đất nước, cho Giáo hội”, Hoà thượng Thích Thanh Quyết nhớ lại lời của Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ.