- Chi phí nguyên liệu cho một đợt trồng nấm linh chi là 5 triệu đồng với 2.000 phôi. Sau 2 tháng, những người sản xuất sẽ thu hoạch được hơn 30kg nấm và thu về khoảng 15 triệu đồng.

Mức thu nhập trong việc trồng nấm khoảng chục triệu một tháng đã giúp nhiều người dân thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây thoát nghèo hiệu quả. Bên cạnh đó, việc học nghề trồng nấm cũng như một số nghề khác như xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc Tây Nguyên.

Dưới đây là những hình ảnh của một số cơ sở trồng nấm linh chi:

{keywords}Để có được thành phẩm nấm như này, anh Võ Ngọc Toàn (26 tuổi, ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) phải mất hơn 2 tháng chăm sóc. {keywords}Bắt đầu từ việc đóng phôi tạo môi trường cho nấm phát triển từ chất liệu mùn cưa, cám ngô, cám gạo...

{keywords}
Qua nồi hơi để diệt vi sinh vật có hại.

{keywords}

Những phôi này sẽ được chuyển xuống nhà trồng nấm để tiến hành cấy giống. Giống nấm linh chi phải mua ở những cơ sở đảm bảo để chất lượng nấm phát triển tốt, năng suất cao.

{keywords}
Nhà nuôi trồng nấm rộng khoảng 20m2, người trồng nấm phải đảm bảo môi trường, nhiệt độ phù hợp để nấm phát triển tốt nhất.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp (bên trái) và Vụ trưởng Dạy nghề thường xuyên (Tổng Cục dạy nghề) Đào Văn Tiến đang được cô Đinh Thị Danh - GĐ Trung tâm dạy nghề Krông Ana giới thiệu sản phẩm trồng nấm của học viên Toàn.

{keywords}
Cô Danh cho biết, sau khi học nghề 3 tháng, Trung tâm phải theo hỗ trợ gia đình đến gần 2 năm mới cho ra được thành quả như vậy.

{keywords}
Khoảng 2.000 phôi nấm, khi thu hoạch sẽ được 30kg nấm và bán được gần 15 triệu đồng. Cô Danh còn cho biết thêm, lựa chọn nấm tốt nhất chuyển vào TP.HCM bán giá sẽ là 1,5 triệu/kg.

{keywords}Gia đình anh Toàn cách đây 3 năm thuộc diện hộ nghèo đói. Nhưng từ khi học kỹ thuật trồng nấm linh chi, đời sống đã được vực dậy đáng kể, thu nhập lên đến 8-10 triệu đồng/tháng.{keywords}

Sau khi nấm linh chi thu hoạch, phôi này tiếp tục được chuyển ra chỗ khác để cấy trồng nấm sò.

{keywords}
Thu hoạch nấm sò sau 1 tháng và mùn cuối cùng dùng để bón ruộng.

{keywords}

Gia đình ông Trần Anh Cầu (buôn Tơ lơ, xã Ea Bông, huyện Krông Ana) cũng học nghề trồng nấm rơm khoảng gần năm nay. Từ hộ nghèo, nhà ông Cầu hiện thu nhập khoảng 7 triệu/tháng.

{keywords}

Nơi sản xuất nấm rơm của gia đình chị Bùi Thị Hạnh. Cách đây 3 năm, gia đình chị phải nhờ vào chính sách hộ nghèo của nhà nước để sinh sống.

Tuy nhiên, việc học nghề và sản xuất tại các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế.

Nhằm đánh giá các mặt hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) mới đây, Bộ LĐ-TBXH đã tổ chức Hội nghị về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.

Ông Trần Quốc Cường, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá, Tây Nguyên được xem là "vùng trũng" về vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Những năm qua chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể, từ đó góp phần đưa tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 37%, trong đó số người lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 30%.

Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ này còn khá thấp so với mức trung bình của cả nước (là 51% và 45%). Chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nghề được đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Hệ thống các trường dạy nghề có phát triển nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng,...

Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề Mai Thuý Nga bổ sung, địa hình phần lớn là đồi núi cao, đất sản xuất nông nghiệp ít và phân tán, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên sản xuất còn nhiều khó khăn.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá, đây là chương trình rất quan trọng không chỉ với Ban chỉ đạo mỗi địa phương mà quan trọng đối với cả nước nhằm xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo ở Tây Nguyên còn thấp, một số chính sách dạy nghề còn nhiều bất cập.

Trước mắt, Tây Nguyên cần sắp xếp lại các quy hoạch mạng lưới, dựa theo nhu cầu của thị trường, của người dân tránh tình trạng đầu tư CSVC hoành tráng nhưng lại thiếu người học.

Đ.Bảo