Từ 2006, một nhóm nghiên cứu côn trùng học bắt đầu dự án muỗi ăn máu của dự án của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa. Dù đã nghỉ hưu 7 năm nay nhưng bà Nguyễn Thị Yên vẫn tham gia với vai trò cố vấn kỹ thuật. Bà bảo: "Việc tham gia là tự nguyện chứ không có ai bắt buộc. Nhưng vào làm thì mê lắm....".

dự án nhằm đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa). Đây là dự án quy mô toàn cầu trong nghiên cứu ứng dụng muỗi mang Wolbachia nhằm hướng tới loại trừ bệnh sốt xuất huyết đỏ. Sau Australia, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia này.

Công việc diễn ra vào chiều thứ hai hàng tuần. Một nhóm sinh viên tình nguyện từ các trường ĐH ở Hà Nội đến cho muỗi ăn máu. Theo bà Yên, để đủ trứng phải tuân thủ từ khi ấp nở đến khi gửi trứng mất 20 ngày. 14 ngày có trứng. Để ủ trứng và phơi trứng...

Là người đầu tiên cho muỗi ăn máu và nhiều nhất, bà Yên cho hay, việc tuyển chọn tình nguyện viên cũng có những tiêu chuẩn riêng về sức khỏe. Người cho muỗi ăn máu ngoài tự nguyện phải có sức khỏe tốt, không bị mắc sốt xuất huyết, mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh gan.

Trước giờ cho muỗi ăn máu, các tình nguyện viên phải ăn no, có thể uống một chút nước đường hoặc uống cốc sữa. Đồng thời, những tình nguyện viên cũng được khuyến cáo không dùng thuốc kháng sinh để đảm bảo trứng muỗi thu được có chất lượng tốt nhất.

Mọi quy định về giờ ăn, lượng thức ăn cho muỗi đều phải tuân theo chuẩn nhất định. Hai ngày sau khi cho muỗi ăn, các cán bộ phòng thí nghiệm sẽ đặt giấy vào lồng để muỗi đẻ trứng. Trên lồng đã ghi rõ ngày, giờ và tên người cho ăn, vì vậy sẽ xác định được sức khỏe của người đó có đảm bảo không.

Từng có kinh nghiệm nhiều năm nuôi muỗi nhưng có lần lồng muỗi bà Yên cho ăn thu toàn trứng lép. Lục tìm nguyên nhân, hóa ra cách đó một tháng, bà đã dùng thuốc kháng sinh khi bị ốm. Lần lượt sau đó, lồng muỗi của hai tình nguyện viên khác cũng không thu được trứng đạt chất lượng. Hỏi ra bà Yên mới biết, cả hai đều đã sử dụng thuốc kháng sinh.

Chia sẻ về công việc, bà Yên tâm sự, "suốt ngày chỉ quanh quẩn với muỗi", cho chúng ăn, thu hoạch trứng (một nửa đưa ra đảo Trí Nguyên, nửa còn lại để làm giống) và ấp trứng. Một vòng tuần hoàn như vậy sẽ diễn ra trong một tuần.

Mute
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream TypeLIVE
Remaining Time -0:00
 

"Giai đoạn đầu dự án, vì không tìm được tình nguyện viên nên có lần đang trong giai đoạn cho muỗi ăn thì tôi bị sốt" - bà Yên nhớ lại. Viết thư cho thầy thì không thấy thầy hồi âm. Gửi thư cho các GS cũng không nhận được hồi âm -nên tôi và một đồng nghiệp đã khóc. Nhưng sau đó nghĩ, nếu đang làm mà uống viên thuốc cảm thôi thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nên phải cố gắng... Có thể khi nuôi thay bằng máu động vật khác - nhưng ở Viện không làm thế. Vì có thể trên các động vật khác mang những mầm bệnh khác mình không thể kiểm soát nổi.

Rồi bà niềm nở: Cũng như các nghề khác - nghề nuôi muỗi cũng có rủi ro riêng - nhưng khi đã vào nghề thì thành nghiệp rồi và yêu. Và ai cũng muốn quá trình làm việc phải đạt kết quả cao và thành công.

Chỉ ở vai trò tác giả phối hợp nhưng bà Yên nhìn nhận: Công việc vất vả lắm, không ai biết mình làm gì. Thậm chí có người ở nói bận rộn họ không tin. Có người còn nghi vấn làm gì đến mức bận thế, còn bĩu môi nữa - nhưng kệ họ nói. Chỉ khi nào họ vào làm cùng với mình mới hiểu được....

Sáng thứ hai nhóm làm việc còn không có thời gian để họp. Làm từ 7h đến 1h30 - ai đói thì tranh thủ đi ăn rồi lại về làm - rất nhiều việc. Ngày thứ ba, thứ tư thì đỡ hơn nhưng thứ 5, thứ 6 lại ùn lại nhiều việc như vậy.

Tuy nhiên, sau khi muỗi ra thực địa - hai bên cùng kiểm tra chất lượng trứng thì kết quả đưa lên trứng nở tốt thì mình rất vui. Khi muỗi của mình cạnh tranh với muỗi tự nhiên mà đạt cao đồng nghĩa mầm bệnh sốt xuất huyết sẽ đẩy lùi....

Bà Yên cũng cho hay, thời điểm bận nhất là chiến dịch đưa muỗi ra thực địa (bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 6) - ekip rất bận. Thứ 7, chủ nhật cũng phải đến cho muỗi ăn, chăm sóc muỗi. Nếu chỉ quên cho muỗi ăn 1 lần trong vòng đời của nó thì nó sẽ bị chậm lại hai ngày ra thực địa.

"Nuôi muỗi vất vả như nuôi trẻ con. Và phải yêu muỗi như yêu trẻ con, chăm như chăm trẻ con" - bà Yên ví von. Thậm chí có bạn trẻ ngủ cũng mơ đến muỗi, sợ muỗi chết (cười...).

Với mong muốn các công đoạn nghiên cứu làm thế nào cho kết quả cao nhất nhưng số người làm ít nhất, mà số trứng gửi thực địa nhiều nhất thì khi ấy mới gọi là thành công. Hiện ekip làm việc hết công suất với mong muốn để dự án này thành công ở Việt Nam.