Chị Trần Thị Thu Thủy, 53 tuổi, ở xóm 3, thôn Đức Phổ 1 cho biết chị không mong con về nhà mỗi mùa bão lũ. Vợ chồng chị Thủy có 4 người con đều sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà cấp 4 rộng chừng 50m2 nằm dưới núi Gành.

{keywords}
Người dân có nhà nằm dưới chân núi Gành như "đánh cược" mạng sống bởi mối họa lở núi có thể ập xuống bất cứ lúc nào 

Đến nay, 4 người con của chị đều đã lớn và đi làm ở TP.HCM, Gia Lai.

“Mỗi khi nghe các con nói về thăm nhà thời điểm có mưa bão, tôi đều bảo để trời tạnh ráo hẳn về. Về nhà những thời điểm này không có chỗ ngủ. Vợ chồng tôi cũng dọn đồ sang tá túc tạm ở nhà hàng xóm. Ở trong nhà nếu đất, đá, cây cối sạt lở thì có mất mạng”, chị Thủy nói.

Người dân sống dưới núi Gành ý thức rất rõ là sinh sống sát chân núi rất nguy hiểm, nhưng không còn cách nào khả dĩ hơn do không đủ điều kiện để mua đất xây nhà.

Chị Thủy cho biết, trước mỗi đợt bão lũ, gia đình phải khiêng những vật dụng có giá trị trong nhà sang để tạm nhà hàng xóm nhằm phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại...

Cuối tháng 10/2019, mưa lớn kéo do ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 hàng trăm khối đất, đá trên núi Gành đã bất ngờ đổ xuống. Ngôi nhà rộng chừng 50m2 của chị Thủy ngập ngụa bùn đất.

Gia đình chị Trần Thị Liên cũng chung cảnh thấp thỏm. Ngôi nhà cấp 4 của chị cũng tựa núi Gành. Phía trên ngôi nhà chị Liên là đỉnh núi với những tảng đá lớn từ 20 - 40m3 nằm cheo leo không biết đổ ập xuống nhà lúc nào, hết sức nguy hiểm.

Chiều 19/11, nhà chị Liên có 2 tảng đá lớn trên núi bị lở, trượt xuống phía sau, cách vách tường nhà chị chưa tới 1m. Vách núi Gành, khu vực cách nhà chị Liên chừng 15m đang bị sạt lở một mảng rất rộng với khối lượng đất, đá, cây cối bị sạt hơn 300m3 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chính quyền đang tìm quỹ đất để bố trí tái định cư 

Về việc này, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết huyện đang phối hợp với chính quyền cơ sở tìm quỹ đất để bố trí tái định cư cho người dân có nhà dưới chân núi Gành nằm trong diện nguy hiểm.

Hiện nay, UBND xã Cát Minh đang triển khai các thủ tục tham mưu UBND huyện để đề xuất UBND tỉnh Bình Định phương án hỗ trợ và tái định cư cho người dân.

Bên cạnh việc thực hiện các thủ tục đầu tư, chính quyền sở tại cũng đang triển khai các biện pháp để bảo vệ an toàn cho người dân.

“Trước mắt, huyện vận động bà con đến các hộ dân khác trong thôn để ở tạm khi có bão lũ xảy ra”, ông Kiên cho hay.

Hình ảnh những ngôi nhà tựa vách núi có nguy cơ chôn vùi khi núi Gành sạt lở:

{keywords}
Khoảng cách từ nhà dân đến vách núi chưa tới 1,5m nên nguy cơ núi lở chôn vùi nhà dân là điều khó tránh khỏi 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
Những ngôi nhà sống trong vùng 'chờ đá' đè sập
{keywords}
Những tảng đá nằm lớn xuất hiện sau hiện tượng núi Gành lở nằm cheo leo phía sau ngôi nhà chị Trần Thị Liên như muốn rơi tỏm đè lên mái nhà 
{keywords}
 Ngôi nhà chị Trần Thị Thu Thủy nằm chèo leo phía trên cao và tựa lưng dưới chân núi Gành
{keywords}
 Người dân phải sử dụng bao xi măng chứa cát, xây hộc tạo khoảng trống nhằm ngăn cản đá trượt xuống nhà
{keywords}
Nhiều tảng đá lên trên đỉnh núi Gành trượt lở xuống phía dưới và nằm sát những ngôi nhà có nguy cơ đổ ập xuống phía sau bất cứ lúc nào 
{keywords}
Con trai chị Trần Thị Thu Thủy lo lắng khi chứng kiến ngôi nhà của bố mẹ nằm trong diện nguy hiểm nhưng chưa có tiền mua đất nơi khác để xây nhà 
{keywords}
Đất đá trên núi Gành sạt lở xuống phía sau nhà chị Trần Thị Thu Thủy trong cơn bão số 5 xảy ra cuối tháng 10 
Sạt lở núi, đè sập nhà vùi chết 3 mẹ con bà cháu ở Khánh Hòa

Sạt lở núi, đè sập nhà vùi chết 3 mẹ con bà cháu ở Khánh Hòa

Vụ sạt lở, sập nhà trong đêm qua tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa đã làm chết 3 người đều là nữ trong cùng một nhà.

Phúc Nhơn