Trao đổi với VietNamNet, bà Trần Thị Thanh Hà, quyền Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, Chính phủ đang giao các bộ, ngành xây dựng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hôm 29/6, tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động lần này sẽ bổ sung nội dung mới so với trước.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu cơ quan soạn thảo và các bộ ngành liên quan bám sát và thực hiện nghiêm túc các kết luận của Bộ Chính trị về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19.

{keywords}
Nhiều doanh nghiệp khó khăn, chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ 

Trong đó Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH rà soát để đảm bảo chính sách phủ kín được người cần hỗ trợ, chú ý bổ sung nhóm lao động tự do.

Thủ tướng yêu cầu, Nghị quyết phải kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, minh bạch, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân và thực tế, không để xảy ra tiêu cực.

Xác định rõ đối tượng, thủ tục hỗ trợ nhanh chóng

Trước đó, tháng 4/2020, gói an sinh 62.000 tỷ đồng do Bộ LĐTB&XH đề xuất được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên đến tháng 5/2021 gói hỗ trợ trên chỉ giải ngân được gần 14.000 tỷ đồng (khoảng 22%) cho 13,2 triệu người.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây đánh giá, các chính sách chưa thực sự tới được người dân, doanh nghiệp dễ bị tổn thương vì dịch bệnh.

Gói vay không lãi suất 16.000 tỷ hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương, chỉ có 245 đơn vị tiếp cận được với số tiền 42 tỷ đồng, chiếm 0,26%; gói hỗ trợ qua chính sách tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất mới giải ngân được 12%.

Do vậy, Chính phủ cần có đánh giá toàn diện chính sách hỗ trợ thời gian vừa qua, từ đó đưa ra dự báo, kịch bản với những đề xuất phù hợp để hỗ trợ hiệu quả hơn.

Bà Trần Thị Hà cho rằng, để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động lần này thiết thực, sau khi xác định rõ đối tượng thì thủ tục hỗ trợ cũng phải nhanh gọn. Đặc biệt là lao động phi kết cấu đã di chuyển khỏi nơi cư trú (giáo viên mầm non, lao động tự do không có hợp đồng lao động) phải có tiêu chí xác định cụ thể, trình tự thủ tục giải quyết cần nhanh gọn thì mới thực hiện được.

"Việc xác định đối tượng và thủ tục hỗ trợ kịp thời rất quan trọng, bởi nếu cứ quy định cứng nhắc như trước, khi triển khai hỗ trợ có doanh nghiệp dừng hoạt động 3-6 tháng mất khả năng nộp thuế. Đến khi có chính sách hỗ trợ thì doanh nghiệp đã phá sản, người lao động đã nghỉ việc nên không thể thực hiện được", bà Hà nêu thực tế.

Bộ Chính trị đồng ý chủ trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

Bộ Chính trị đồng ý chủ trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

Chiều 25/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

 

Vũ Điệp