{keywords}
Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn nhộn nhịp gói bánh chưng
{keywords}
Bánh chưng làm bằng gạo nếp có nhân thịt và đậu xanh được gói bằng lá dong. Để cho ra một chiếc bánh đòi hỏi rất nhiều công đoạn và thời gian
{keywords}
Bà Quế Loan (63 tuổi, quê gốc Bắc) liên tục nhóm củi bên bếp lửa đỏ rực trên con hẻm đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình). Bà cho biết năm nào cũng làm bánh chưng vào dịp Tết như kiểu ngoài Bắc 
{keywords}
Bà Loan cho biết, năm nay nhà gói ít hơn mọi năm, chỉ có 40 cái, đa phần là mang biếu. "Gạo thì phải nếp Bắc, ngâm cả một đêm, để ráo nước rồi mới gói. Dù mất rất nhiều công đoạn, thời gian nhưng cảm thấy vui vì mình bánh mình làm ra chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hơn hết, tôi muốn lưu giữ truyền thông này từ xưa để con cháu sau này biết và duy trì "- bà Loan nói
{keywords}
Cũng là một người gốc Bắc vào Nam định cư hàng chục năm nay, ông Hưng (67 tuổi) cho biết, nấu bánh từ 3h chiều và chuẩn bị sang ngày mới vẫn ngồi canh cho bánh đủ lửa, rền ngon
{keywords}
"Để có cái bánh chưng cúng gia tiên nhiều công đoạn lắm, phải dậy sớm chọn lá dong to đẹp, thịt ba chỉ loại ngon rồi ngâm gạo nếp, đậu xanh cả một đêm mới xong. Tuy nhiên chừng đó chưa đủ, để bánh chưng ngon phải nấu trên 10 tiếng và luôn duy trì lửa cháy đều"- ông Hưng chia sẻ và cho biết bày ra thế này thì vất vả nhưng vui vì con cháu có dịp đoàn viên
{keywords}
Nhiều gia đình thường gộp chung cùng gói và thay nhau trông nồi bánh chưng
{keywords}
Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên nấu bánh chưng trong hẻm, ngay trước nhà khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường
{keywords}
Tuy nhiên, với những hẻm nhỏ hẹp, người dân thường chọn cách nấu bằng gas, than tổ ong. "Nấu bánh chưng bằng củi sẽ ngon hơn nhưng khói, ảnh hưởng tới nhà khác, lại dễ gây hỏa hoạn, rồi khi cọ nồi cũng mệt", anh Tuấn (đường C1, quận Tân Bình) chia sẻ
{keywords}
Ngoài việc duy trì ngọn lửa thì còn phải châm nước thường xuyên để bánh chín đều
{keywords}
Thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng
{keywords}
Sau khi nấu hơn 10 tiếng, bánh được vớt ra
{keywords}
 
{keywords}
Từng chiếc bánh lần lượt được vớt ra
{keywords}
Anh Trần Khuyến (đường Trần Văn Danh, quận Tân Bình) cho biết, bánh vớt ra cho vào chậu nước sạch để rửa sơ qua cho trôi hết mỡ. "Mình rửa thật nhanh để lớp mỡ bám bên ngoài lá dong trôi đi thì giữ được bánh lâu hơn, sạch sẽ hơn"- anh Khuyến nói 
{keywords}
Cả gia đình cùng nhau vớt bánh
{keywords}
Bánh chưng sau khi vớt ra được chất gọn lại và chờ nguôi rồi lèn thật chặt cho thêm phần dẻo ngon
Xôn xao phố cổ Hà Nội, 'cụ' mai trơ trụi được ra giá bằng cả căn nhà

Xôn xao phố cổ Hà Nội, 'cụ' mai trơ trụi được ra giá bằng cả căn nhà

Tại chợ hoa tết Hàng Lược năm nay có cây hoàng mai nổi bật được định giá lên đến 4 tỷ đồng mặc dù cây vẫn trơ trụi chưa nở hoa.

Như Sỹ