- Ngoài các tiêu chuẩn sức khoẻ thông thường, nhân viên đường sắt phải khám cả bộ phận sinh dục.

Bộ Y tế đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo lần 1 thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt với 3 nhóm: lái tàu, phụ lái tàu; trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và nhóm nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, nhân viên tuần đường, cầu hầm, gác hầm.

Bộ tiêu chuẩn sức khoẻ gồm 2 nhóm tiêu chí về thể lực và tiêu chuẩn về chức năng sinh lý, bệnh tật, quy định rõ từng tiêu chí cho khám tuyển dụng và khám định kỳ.

{keywords}
Tiêu chuẩn về răng miệng với các vị trí nhân viên ngành đường sắt

Trong bảng phụ lục về tiêu chuẩn thể lực, Bộ Y tế ghi rõ các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay, lực kéo chân...

Trong đó với lái tàu, phụ lái tàu, tiêu chuẩn tuyển phải cao từ 1m64 trở lên, cân nặng từ 52kg, vòng ngực trung bình từ 80cm, lực bóp tay thuận từ 37kg... Tương tự với nữ là cao từ 1m58, cân nặng từ 47kg, vòng ngực trung bình từ 75cm...

Trong phụ lục về tiêu chuẩn về chức năng sinh lý, bệnh tật, chia thành 13 chuyên khoa: Mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, tim, phổi, máu, hệ tiêu hóa, tâm thần, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, ngoài da - da liễu, nội tiết, u các loại...

Theo đó, các trường hợp bị lác, dị dạng vành tai, viêm mũi mãn tính, viêm mũi dị ứng, nói lắp, răng vẩu (khoảng cách 2 hàm lớn hơn 0,5cm), răng sâu men, ngà trên 3 cái, khớp cắn di lệch, cắt một thận, bệnh tâm thần phân liệt, huyết áp tâm thu từ 130 mmHg hoặc tâm trương từ 85 mmHg trở lên; bệnh giun chỉ, viêm dạ dày, tá tràng, nứt hậu môn, có bệnh trĩ.... đều không đủ điều kiện tuyển.

Đặc biệt, trong chuyên khoa sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện tuyển cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.

{keywords}
Tiêu chuẩn sức khỏe sinh dục cho nam và nữ trong dự thảo


Tương tự với vị trí này ở nữ, sẽ loại các trường hợp bị sa âm đạo, tử cung, biểu hiện viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng với các cơ quan bên cạnh điều trị không kết quả, rong kinh, băng kinh, đa kinh, mổ lấy thai, u xơ tử cung chưa mổ hoặc đã mổ...

Dự thảo cũng nêu rõ, người có một trong các tình trạng bệnh tật theo bộ tiêu chí về sức khỏe nêu trên là không đủ sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

Quy định này (trong trường hợp thông tư được ban hành) không áp dụng đối với những người đã được tuyển dụng trước ngày thông tư có hiệu lực.

Bộ Y tế: Không có chuyện "ngực lép" không được lái xe

Bộ Y tế: Không có chuyện "ngực lép" không được lái xe

 Chiều 26/8, Bộ Y tế có văn bản chính thức khẳng định không có bản dự thảo mới nào tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe và cho biết sẽ có nghiên cứu, đánh giá khoa học về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe.

Chưa có đề xuất “ngực lép” không được lái xe

Chưa có đề xuất “ngực lép” không được lái xe

“Chưa có Dự thảo quy định “ngực lép, thấp bé nhẹ cân…” không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin”.

Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe

Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe

Ngoài ra, lái xe còn phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, không bị da liễu...

Đức Tâm