Sáng nay, tại Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

{keywords}
Ảnh: VGP

Cần có phương thức quản lý mới để vùng phát triển

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời cơ, nguy cơ đều có, trong nguy có cơ hội để Việt Nam, nhất là vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phát triển. Do đó rất cần có phương thức quản lý mới để vùng phát triển.

Theo Thủ tướng, phương thức quản lý mới với sự linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả hơn trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh cả về thời gian và không gian vùng lãnh thổ, nếu làm tốt, điều hành sát hơn, khoa học hơn sẽ góp phần làm thay đổi căn bản đời sống xã hội và toàn bộ nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, việc rà soát, hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển các vùng KTTĐ là một yêu cầu quan trọng, cấp bách; tạo khả năng đột phá, động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững.

Theo Thủ tướng, vùng KTTĐ Bắc Bộ đang có rất nhiều thuận lợi với cả 3 yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Các tỉnh, thành phố thuộc vùng đều có trình độ phát triển cao so với trung bình cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý cần thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc cần sớm giải quyết, tháo gỡ.

“Vùng này tiếp theo có trồng lúa không, chuyển đổi như thế nào, đô thị làm sao, khu công nghiệp thế nào, công nghiệp sạch, giá trị gia tăng cao, hướng về xuất khẩu thế nào?”, Thủ tướng đặt vấn đề.

{keywords}
Thủ tướng và các đại biểu thăm một số gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

“Tôi đề nghị quý vị hiến kế làm thế nào, cần có cơ chế gì để giải quyết bài toán điều phối vùng hiệu quả, nhất là những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng”, Thủ tướng nói.

Hưởng ứng lời đề nghị của Thủ tướng, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn FLC thẳng thắn chỉ rõ tuy có cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng từ mong muốn đến thực hiện có khoảng cách.

Theo bà, hiện nay nhiều địa phương rất lúng túng trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện quy trình, thủ tục, nhất là với các dự án lớn. Mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau, thậm chí trong cùng một địa phương cũng có cách hiểu không nhất quán.

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều quy định của pháp luật đang có điểm lệch pha, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, nhiều địa phương phải xếp hàng lên Bộ xin ý kiến, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của địa phương và cơ hội kinh doanh của DN.

{keywords}
Bà Hương Trần Kiều Dung


“Chúng tôi kiến nghị, khi một địa phương vướng mắc, xin ý kiến thì các Bộ ngành cần chủ động ra văn bản hướng dẫn chung để các nơi khác gặp trường hợp tương tự có căn cứ để áp dụng”, bà Dung nói.

Tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, các địa phương trong vùng kinh tế Bắc Bộ cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn hiện nay về cơ chế, quy hoạch, cơ sở hạ tầng.

"Hiện ngân sách Nhà nước không đủ nguồn lực thì phải huy động từ tư nhân. Muốn vậy phải tháo gỡ cơ chế để thu hút vốn đầu tư. Cải cách TTHC mạnh mẽ hơn để tạo sức hấp dẫn cho vùng", ông Hải nói.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đại diện 1 trong 7 tỉnh thành của vùng đề nghị Chính phủ và các bộ ngành sớm nghiên cứu tổ chức lập quy hoạch vùng làm cơ sở triển khai lập quy hoạch cấp tỉnh, thành thời kỳ 2021 - 2030, đảm bảo tính kết nối đồng bộ.

Ông cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai kế hoạch điều phối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trong đó ưu tiên hệ thống hạ tầng khung; phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

{keywords}
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Báo cáo trước đó, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu 5 giải pháp phát triển vùng, trong đó cần xây dựng quy hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn, tích hợp đa ngành, quy hoạch lại vùng trên một tầm nhìn mới.

Đồng thời, phát triển từng tỉnh thống nhất với quy hoạch và chiến lược phát triển toàn vùng, gắn với vai trò “đầu tàu”, “hạt nhân” của Hà Nội và tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh...

5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

5.400 tấn hải sản tắc đường xuất ngoại vì thủ tục của Bộ Nông nghiệp

Hiện có khoảng 5.400 tấn hải sản đang ứ đọng chỉ vì nhiều cảng cá không được Bộ NN-PTNT duyệt có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Thu Hằng