- Trời bất ngờ đổ mưa nhưng không ngăn nổi dòng người chờ vào đến lượt viếng 9 liệt sĩ.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Xếp hàng chờ vào viếng các liệt sĩ

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Trời bất ngờ đổ mưa khi diễn ra lễ viếng

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Đồng đội tiễn biệt các anh an nghỉ 

Cậu dặn nếu mất liên lạc, gia đình đừng chờ!

Yến, gọi Thiếu tá Lê Văn Đình, trợ lý tuần thám trên không, phi đội Casa 212 bằng cậu cùng gia đình đi từ Quảng Ninh xót xa: 2 con nhỏ của cậu, một bé mới 2 tuổi, còn bé thứ hai mới được 3 tháng tuổi.

Bên ngoài sân nhà tang lễ, Yến bế cô con gái bé bỏng của Thiếu tá Đình ngậm ngùi xót thương “cậu Đình dễ gần, thân thiện và hay giúp đỡ mọi người”. 

Yến kể, trước khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chủ nhật ngày 12/6, Thiếu tá Đình về thăm nhà 2 ngày.

{keywords}
Con gái 2 tuổi của Thiếu tá Đình gục đầu trên vai Yến

"Cậu còn nói nếu đi mà mất liên lạc thì gia đình đừng chờ và mong gia đình, vợ con ở nhà vượt khó khăn để cậu yên tâm làm nhiệm vụ", Yến nghẹn ngào.

Dù đang điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại Bệnh viện 108 nhưng từ 5h30 sáng nay, bác Lê Văn Thiết, 83 tuổi, Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội vận nguyên quần áo bệnh nhân tới nhà tang lễ Bộ Quốc phòng để được vĩnh biệt các quân nhân.

"Tôi từng có thời gian dài phục vụ trong quân ngũ nên khi biết tin đồng đội mình hy sinh khi tìm kiếm chính đồng đội mình, tôi thấy rất xót xa", bác Thiết chia sẻ.

{keywords}
Cựu quân nhân Lê Văn Thiết: Tôi rất xót xa

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Nhiều đoàn tùy viên quân sự các nước đến viếng, trong đó có tùy viên quân sự Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

Bà Nguyễn Thị Sửu (quận Thanh Xuân) chờ trong sân nhà tang lễ từ sáng sớm.

"Khi đến đây tôi không nói được gì vì những mất mát quá lớn. Từ lúc tai nạn xảy ra ngày nào tôi và gia đình cũng theo dõi tin tức, khi biết tin các anh hy sinh tôi không cầm được nước mắt, cả gia đình ai cùng buồn", bà Sửu nói.

"Sự mất mát của các anh không thể đong đếm được. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của các anh, không bao giờ được lãng quên".

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Sửu viết sổ tang

{keywords}

{keywords}
Người dân xót thương đến viếng các quân nhân

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, một người dân Hà Nội đến viếng đã ghi vào sổ tang: "Là một người dân, tôi xin gửi tới anh lời cảm tạ".

Sống cùng tổ dân phố Lữ đoàn 918 với Thiếu tướng Lê Kiêm Toàn, bác Hiền và bác Thành cùng hơn 40 người trong khu phố bắt xe từ Long Biên sang nhà tang lễ từ 7h sáng nhưng đứng chờ 2,5 tiếng vẫn chưa được viếng vì dòng người xếp hàng vẫn rất dài.

{keywords}
Bác Thành (áo xanh): "Chúng tôi muốn tiễn các anh đoạn cuối cùng"

Bác Thành cho biết, còn nhiều người cùng tổ cũng muốn sang viếng nhưng xe không đủ chỗ.

"Tai nạn kép này quá đau xót. Chúng tôi muốn tiễn các anh đoạn cuối cùng...", bác Thành rưng rưng.

{keywords}

Đồng đội Nguyễn Đình Thật, Phòng cứu hộ cứu nạn, Bộ Tham mưu PK-KQ viết trong sổ tang của liệt sĩ Nguyễn Ngọc Chu xót xa: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Mình nắm chặt tay nhau, cùng nghiêng mình tưởng nhớ Nguyễn Ngọc Chu.

Xin vĩnh biệt người bạn, người đồng chí - đồng đội thân thiết nhất. An nghỉ nhé".

Phạm Hải - Thúy Hạnh - Hồng Nhì - Đoàn Bổng - Trần Thường