- Mùa đông 1972, hàng chục pháo đài bay rơi rụng ở Bắc Việt Nam, nhiều phi công thiệt mạng hay trở thành những vị khách bất đắc dĩ của "khách sạn Hilton Hanoi".

Từ chiếc đầu tiên cất cánh tại bãi thử ở Seattle đến nay đã có 744 chiếc B52 được xuất xưởng. Nó luôn có mặt trên không trong thời cao điểm của chiến tranh lạnh, từng tác chiến ở Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh, cuộc chiến Kosovo và chiến trường Afghanistan… và còn được sử dụng đến năm 2040.

{keywords}
B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc

Đây là sản phẩm được coi như một kỳ tích của nền công nghiệp vũ khí Hoa Kỳ, nhưng lại là nỗi ám ảnh của không quân Mỹ, khi thực hiện chiến dịch quy mô nhằm đưa đối phương “trở về thời đồ đá cũ” vào mùa đông 1972. Hàng chục pháo đài bay rơi rụng ở Bắc Việt Nam, nhiều phi công thiệt mạng hay trở thành những vị khách bất đắc dĩ của "khách sạn Hilton Hanoi".

Để thực hiện kế hoạch Linebacker II, một chiến dịch tập kích đường không với quy mô lớn nhất nhằm vào miền Bắc mà mục tiêu chủ yếu là Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, không quân Mỹ đã sử dụng 193 máy bay B52, là lần huy động B52 lớn nhất trong lịch sử, (chiếm 48% số lượng B52 và 75% số phi công B52 của nước Mỹ). Xuất kích 633 lần từ Guam và Utapao, tập trung 444 lần đánh vào Hà Nội.

Cùng các máy bay chiến thuật khác, không lực Hoa Kỳ ném gần 100.000 tấn bom xuống 140 mục tiêu, trong đó B52 đánh 64 điểm. Số lượng bom tương đương với sức công phá của 5 quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima.

Lầu Năm Góc cho rằng, "những nơi B52 oanh tạc chỉ còn là gạch vụn, sẽ làm tê liệt đời sống hàng ngày, phá huỷ mọi khả năng chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, đưa Việt Nam trở lại bàn đàm phán Paris trong thế thượng phong của Mỹ". Nhưng họ đã nhầm.

Ngay từ đêm đầu tiên (18/12/1972), 3 pháo đài bay bị bắn hạ và danh sách đó dài thêm trong những ngày tiếp theo. Cao điểm đêm 26/12, 8 chiếc B52 bị bắn rơi. 12 ngày đêm đánh trả, chúng ta đã bắn rơi 34 chiếc B52 (bằng 1/2 số bị bắn rơi trong 8 năm Mỹ đưa B52 tác chiến ở Việt Nam), 47 máy bay chiến thuật, (trong đó có 5 chiếc F111, là loại máy bay chiến thuật hiện đại nhất), bắt nhiều giặc lái Mỹ.

{keywords}
Cùng với tên lửa phòng không S-75 Dvina (Việt Nam: SAM-2), MiG-21 đã hạ gục uy danh pháo đài bay B-52 Mỹ

Phi công Mỹ đã sụp đổ niềm tin vào khả năng "bất khả xâm phạm" của "pháo đài bay" và các nhà cầm quân Mỹ coi đó là "cuộc tàn sát B52" và ngao ngán thở dài: "Cứ đà mất máy bay và người lái như thế này thì chả mấy chốc mà hết nhẵn lực lượng không quân chiến lược" còn "chiến dịch Linebacker II không thể vắt ra được quyết định nhượng bộ nào từ Bắc Việt Nam".

Chiến công của MiG 21

Sau nhiều lần xuất kích không thành công, nhiều ý kiến cho rằng MiG 21 khó có thể tiếp cận và không thể bắn rơi B52. Ngày 25/12/1972, Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập hội nghị cán bộ, khẩn cấp rút kinh nghiệm.

Sau khi xem xét quy luật tác chiến của địch, Bộ tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Yên Bái, một sân bay bị đánh phá liên tục trong những ngày trước, nhưng đã được sửa chữa, nếu địch đánh tiếp, ta cũng khắc phục kịp thời, đảm bảo cho MiG 21 cất hạ cánh. 

Chiều 27/12, biên đội của phi công Phạm Tuân được lệnh bí mật cơ động từ Nội Bài lên sân bay Yên Bái, chờ đợi phút xuất kích. 

Ông Phạm Tuân kể: "22h20, nhận lệnh từ sở chỉ huy và được sự hỗ trợ của đồng đội, tôi nhanh chóng cho máy bay cất cánh. Khi đến bầu trời Sơn La, nhận được thông báo B52 cách 200, 150, 100km rồi 70km... Khi cách tốp B52 khoảng 3.000m, được lệnh phóng tên lửa. Tôi trả lời xin chờ một chút. Khẩu lệnh bắn lần thứ hai được thông báo, đến lần thứ ba nhắc bắn tôi mới quyết định. Chớp thời cơ có lợi, đưa mục tiêu vào vòng ngắm.

Tới cự ly hiệu quả, tôi nhanh chóng ấn nút phóng liền hai quả tên lửa vào một chiếc B52, tên lửa nổ sáng rực bầu trời trước mắt, tôi nhanh chóng vòng trái xuống độ cao 2.000m, bay trong mây, hạ cánh xuống sân bay Yên Bái, nơi tôi cất cánh 20 phút trước đó.

Thấy pháo đài bay bốc cháy, biên đội yểm trợ điên cuồng lùng sục, nhưng đã quá muộn. Những chiếc còn lại trút bom bừa bãi rồi quay về căn cứ".

{keywords}
Chiếc MiG-21 mang số hiệu 4324, phía dưới là những chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi 

Tiếp sau chiến công của Phạm Tuân, đêm 28/12, từ sân bay Cẩm Thuỷ, phi công Vũ Xuân Thiều xuất kích, được Sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình B52, khi đến bầu trời Sơn La, anh phát hiện mục tiêu, dù ở cự ly gần, nhưng anh vẫn quyết tâm công kích, tiêu diệt địch. Máy bay địch trúng tên lửa bốc cháy, Vũ Xuân Thiều không kịp thoát. Anh đã anh dũng hy sinh.

Pháo đài bay bị MiG 21 bắn hạ, điều quá bất ngờ đối với không lực Hoa Kỳ. Chiến công đó là kết quả của trí thông minh và lòng dũng cảm, góp phần vào chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không".

Cánh én bạc MiG 21 của không quân Việt Nam bắn hạ B52

Cánh én bạc MiG 21 của không quân Việt Nam bắn hạ B52

Máy bay MiG-21, tên lửa... được trưng bày nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'.

Hà Nội bị B52 tàn phá trong ký ức của nhạc sỹ Phú Quang

Hà Nội bị B52 tàn phá trong ký ức của nhạc sỹ Phú Quang

Nhạc sĩ Phú Quang đau xót khi nhớ lại lúc B52 tàn phá phố Khâm Thiên (Hà Nội) làm nhiều người bị chôn vùi.

Bên trong hầm chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long

Bên trong hầm chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long

Hầm chỉ huy tác chiến có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học.

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Tiếng bom rơi chấm dứt đã gần bốn thập niên, Hà Nội của hôm nay đầy ắp tiếng cười, trở thành thành phố Vì hòa bình trong lòng cộng đồng quốc tế.

Làm báo thời B52

Làm báo thời B52

Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành không thể quên bức ảnh chụp trận đánh ngay ở trận địa gần hồ Trúc Bạch. Vài ngày sau, trận địa ấy bị phá hủy hoàn toàn. Cả một nhóm kỹ sư trẻ tốt nghiệp ĐH Bách Khoa đã hy sinh.

Nơi B52 không thể oanh tạc

Nơi B52 không thể oanh tạc

Những chiếc máy bay, bệ phóng tên lửa không còn nguyên vẹn, được trưng bày, cất giữ... 40 năm đủ dài để lịch sử được nhìn bao dung hơn, dù đó là những vết cắt đã in hình.

Thanh Lê