Gần thời khắc giao thừa Tết Canh Tý (27/1/1960), vào lúc các xóm chài quanh cảng cá Thanh Khê (Quảng Bình) đì đùng tiếng pháo đón năm mới, những người lính của Tiểu đoàn 603 lặng lẽ chia tay để thực hiện một chuyến vượt biển đặc biệt, vận chuyển vũ khí, thuốc quân y vào  Khu 5.

{keywords}
Di tích quốc gia nơi xuất phát đường Hồ Chí Minh trên biển tại Đồ Sơn, Hải Phòng

Cửa biển đêm tất niên đen đặc. Gió bấc thổi từng cơn rét ngọt, tiếng sóng biển thầm thì, không đèn đóm. Những vòng tay siết chặt trong đêm. Những vòng tay ấm nóng truyền cho nhau tình đồng chí, đồng đội, chúc chuyến đi thành công...

Sáu cán bộ, chiến sỹ được chọn đưa chuyến hàng vào Nam là các anh Nguyễn Bất (thuyền trưởng), Trần Mức (thuyền phó), Nguyễn Sanh, Huỳnh Sơn, Nguyễn Nữ và Huỳnh Ba. Trong 6 anh em, chỉ thuyền phó Trần Mức quê ở Quảng Ngãi, còn 5 anh em đều ở Quảng Nam.

Để có được chuyến đi này, từ nhiều tháng trước, những người lính của Tiểu đoàn 603, dưới tên gọi "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh" được sự giúp đỡ của các cấp đã chuẩn bị con thuyền vượt biển về Nam này như thuyền đánh cá của đồng bào vùng Nam Trung Bộ, cùng với những thẻ căn cước giả của chính quyền Sài gòn.

Đồng thời một tổ điện đài bí mật đưa vào bố trí tại chân đèo Hải Vân. Trong bộn bề công việc, thì việc đầu tiên là phải tìm cho được những người thợ đóng thuyền quê ở Khu 5, để đóng được con thuyền giống như thuyền đánh cá của đồng bào vùng biển Nam Trung Bộ. 

Đoàn trưởng Đoàn 559 Võ Bẩm, nhớ đến Phạm Kỳ người bạn cùng quê Quảng Ngãi vốn là thợ đóng thuyền giỏi, sau khi tập kết ra Bắc về công tác tại nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

{keywords}
Con tàu không số vượt qua trùng dương. Ảnh tư liệu 

Ngay lập tức, ông sang Gia Lâm tìm gặp anh Kỳ và làm việc với lãnh đạo Tổng cục Đường sắt, chỉ mấy ngày sau anh Kỳ được điều về Tiểu đoàn 603. Khi kể chuyện này, Đoàn trưởng Võ Bẩm vẫn nhắc lời cảm ơn tới lãnh đạo Tổng cục Đường sắt đã nhanh chóng tạo điều kiện cho ông có người thợ giỏi, để Tiểu đoàn 603 sớm có thuyền vượt biển.

Cuộc chia tay diễn ra nhanh chóng, thuỷ thủ lặng lẽ lên tàu. Nhưng rồi, tất cả đều rơi vào tĩnh lặng, mấy ngày sau, tổ điện đài báo ra không thấy bóng dáng thuyền đâu. Mãi sau này, thuyền trưởng Nguyễn Bất thoát khỏi nhà thù của Mỹ nguỵ trở về mới kể lại câu chuyện vượt biển đêm giao thừa năm đó.

Sau khi rời cảng cá Thanh Khê, thuyền chạy thẳng ra vùng biển quốc tế để từ đó tiến dần về Nam rồi cặp vào Hồ Chuồi ở chân đèo Hải Vân. Nhưng hôm sau, gió chuyển hướng đông nam mỗi lúc một to.

Sóng biển dềnh lên như muốn nuốt chửng cả con thuyền. Sáu anh em gắng sức chống chọi với sóng gió để cho thuyền khỏi lật. Nhưng sức người không lại với sức gió. Thuyền cứ dạt dần, dạt dần về phía Nam. Đến này thứ ba, thuyền gãy cả bánh lái và trôi dạt vào vùng biển gần đảo Lý Sơn thuộc hải phận tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền hơn 20km. Rạng ngày, biển lặng gió. Thuyền của dân đổ ra nhiều.

Cũng bắt đầu thấy bóng dáng tàu tuần tiễu của địch. Thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định phi tang hàng. Sau anh em ruột đau như cắt, ném nhanh năm tấn súng đạn, thuốc quân y xuống biển. Chiều hôm đó họ bị địch bắt, mặc dù cả thuyền và người đều có giấy tờ "hợp pháp".

Anh em thống nhất khai thuyền đánh cá bị bão trôi dạt vào. Địch giam riêng từng người, có người bị đưa vào khám Chí Hoà, anh Nguyễn Nửa bị đày ra Côn Đảo, sau Hiệp định Paris  mới được trao trả. Anh Nguyễn Bất bị giam ở  Đà Nẵng, đã bí mật móc nối với tổ chức trốn thoát. Sau đó tìm đường ra Bắc.

Cho đến hôm nay vẫn không biết bốn người còn lại trên con thuyền vượt biển đêm giao thừa năm đó hy sinh trong trường hợp nào, chỉ biết các anh đã ngã xuống trong lao tù Mỹ nguỵ.

Sự hy sinh của các anh đã để lại kinh nghiệm quý giá: thuyền buồm từ ngoài Bắc vào Nam chỉ có thể dễ dàng khi đi xuôi theo gió bấc; nếu gặp gió đông nam hoặc tây nam thuyền đi rất chậm, dễ gãy bánh lái và việc cho thuyền cập bến khó chuẩn xác.

Vượt biển đường dài thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam chỉ có thể bằng tàu biển. Đó là kinh nghiệm quý để tổ chức thành công tuyến chi viện trên biển từ Bắc vào Nam - đường Hồ Chí Minh trên biển.

Hà Nội khác lạ trước giao thừa

Hà Nội khác lạ trước giao thừa

Những con phố đông đúc thường nhật bỗng trở nên thênh thang vắng người qua lại, một vài cửa hàng rửa xe máy, ô tô còn đông khách, góc phố thân quen có quán bán cà phê với những gương mặt cũ…Hà Nội ít giờ trước giao thừa.

Thanh Lê