- Nói về việc xây dựng đặc khu, ĐB Vũ Trọng Kim lưu ý: “Đừng 2 mẹ, 2 cha, vừa địa phương vừa TƯ quan lý, tránh chuyện tập thể, trì trệ và chờ đợi nhau”.

Thảo luận tại tổ về dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chiều nay, ĐB Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam cho rằng xây dựng đặc khu có chủ trương từ lâu nhưng sự dẫm chân tại chỗ bước lên từ từ đòi hỏi cần giải pháp kinh tế để thúc đẩy chính trị, thúc đẩy dân chủ và các mặt của đời sống xã hội.

XEM CLIP:

Theo ông, bộ máy đặc khu phải đảm bảo tinh gọn hiệu quả, trao quyền dứt khoát cho cá nhân mạnh mẽ.

“Đừng 2 mẹ, 2 cha, vừa địa phương vừa TƯ quản lý. Hiệu lực hiệu quả bắt nguồn từ chỉ đạo, quản lý của cấp trên. Tránh chuyện tập thể, trì trệ và chờ đợi nhau”, ĐB Vũ Trọng Kim lưu ý

Vì vậy, ông cho rằng phải trao quyền tự do, dân chủ cho người dân nhiều hơn thì mới là mô hình mới. Dân chủ trực tiếp của người dân rất quan trọng, phải đặt cao hơn dân chủ đại diện mới giải quyết được sự quan tâm của người dân và đề nghị TƯ nên có bộ phận chuyên biệt để phục vụ cho 3 đặc khu này.

ĐB Vũ Trọng Kim, nguyên Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam

Cần bàn tay sắt

“Làm đặc khu phải thành công, không thành công là không được. Hiện rút kinh nghiệm khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất, khu công nghiệp… quá nhiều khu rồi”, ông Kim nói và nhấn mạnh, quản lý điều hành rất cần bàn tay sắt, không có bàn tay sắt là không làm được.

Ông Kim bày tỏ sự tiếc nuối khi dự luật không hề nói đến tổ chức của Đảng. Theo ông, đổi mới hệ thống chính trị phải có Đảng, nhà nước, nhân dân, phải nói được các cơ quan chuyên trách của Đảng được tổ chức như thế nào và mối quan hệ với ông trưởng.

Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị trao đổi lại với ĐB Kim rằng dù trong luật không nói rõ nhưng trong đề án của từng đơn vị nói rõ hệ thống chính trị.

“Ví dụ như Phú Quốc xây dựng trên có trưởng đặc khu, dưới có 2 phó đặc khu cùng 8 ban: tư tưởng văn hoá, tổ chức nguồn nhân lực, ủy ban kiểm tra thanh tra, văn phòng, kinh tế tổng hợp, ban chính sách xã hội, tài nguyên môi trường, phát triển hạ tầng cùng cơ quan chung MTTQ và các đoàn thể”, ông dẫn chứng.

Bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Hoàng Anh

Ngoài ra, Kiên Giang còn xây dựng 2 đơn vị sự nghiệp cho đặc khu Phú Quốc là trung tâm hành chính công và trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, trong thiết kế bộ máy, trưởng đặc khu được giao rất nhiều quyền hạn, nhiệm vụ, trong đó đại diện tới 4 cấp gồm Chính phủ, các bộ ngành và của HĐND, UBND cấp huyện, xã.

“Nếu chúng ta không có chế tài giám sát, kiểm soát rất dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của trưởng đặc khu”, ông Lê Vĩnh Tân nói.

ĐB Lê Anh Tuấn, Hà Tĩnh cũng cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng cần tính toán để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ đúng Hiến pháp nhưng tạo được sự đột phá.

Vì vậy ông đề nghị kết hợp hài hoà 2 phương án. Cụ thể chọn phương án 2 nhưng tăng thẩm quyền cho trưởng đặc khu kinh tế, thậm chí trưởng đặc khu có thể có quyền phủ quyết trong trường hợp có sự khác biệt với quyết định của HĐND, trường hợp cần thiết có thể báo cáo lên TƯ.

“Với các quy định như dự thảo có bảo đảm khi nhà đầu tư đến làm việc trưởng đặc khu có đầy đủ thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và là người duy nhất để nhà đầu tư đến làm việc hay không?”, ông Tuấn đặt câu hỏi.

Ông cũng băn khoăn không biết Chính phủ đã tính toán lựa chọn nhân sự trưởng đặc khu hay chưa? Với thiết kế này trưởng đặc khu vừa là người của địa phương vừa là người của TƯ, được TƯ uỷ quyền nên phương án lựa chọn nhân sự cũng rất quan trọng.

Nhùng nhằng việc nọ việc kia sẽ lãng phí

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải làm nhanh, cơ chế phải vượt trội, dứt khoát, dứt điểm. Nếu cứ nhùng nhằng việc nọ việc kia, cho một chút rồi kéo nó lại thì là một sự lãng phí”.

Ông bày tỏ quan điểm thiên về phương án 1, trao quyền cho trưởng đặc khu. Theo Bộ trưởng Tư pháp, phương án này xét về địa lý và ảnh hưởng về mặt dân cư đối với một con người quản lý không phải là lớn lắm mà dành cho người ta một cái quyền tác nghiệp nhanh, giảm bớt các thủ tục, giảm bớt các kênh và chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.

“Tôi đề nghị cơ chế một cái chìa khóa. Cái này nó sẽ giảm được rất nhiều, chúng ta không phải phân tích thêm nữa”, Bộ trưởng Tư pháp nói.

Ông đề nghị dự thảo luật này phải cụ thể về các phương thức hoạt động và nguyên tắc hoạt động của nhân vật trưởng đặc khu như là thực hiện các thẩm quyền quản lý ra sao, phương thức hoạt động...

Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính. Ảnh: Thuý Hạnh

Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho biết, đây là vấn đề khó, mới, không có tiền lệ, phải có những vượt trội.

“Cơ chế đã có. Thế giới thế nào thì mình phải thế hoặc hơn thế thì mới đủ sức cạnh tranh. Nhưng làm gì thì làm, không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng và bất di bất dịch phải giữ vững toàn vẹn lãnh thổ”, Trưởng ban Tổ chức nhấn mạnh.

Ông cho rằng, việc giao cho các tỉnh sẽ là trách nhiệm lịch sử, không êm đềm, bằng phẳng. Do đó phải suy nghĩ rất kỹ, rất chín để làm, phải có sự đồng thuận xã hội mới làm được và cần sự nỗ lực rất lớn của các tỉnh được giao. Ban đầu trực thuộc địa phương kiểm soát cho dễ, sau mở rộng dần đến lúc phải ra TƯ.

“Ta cứ làm từng bước chắc chắn, phù hợp tình hình trong đó cán bộ là khâu quyết định. Con người chọn kỹ rồi, chọn được người tài rồi thì sẽ thực hiện được. Chọn con người thì thuộc cấp uỷ của các địa phương nhưng TƯ cũng phải hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn”, ông Chính tin tưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đặc khu không có UBND không trái Hiến pháp

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đặc khu không có UBND không trái Hiến pháp

Bộ trưởng KH-ĐT khẳng định, phương án đặc khu không có UBND và HĐND không trái hiến pháp, phù hợp với thực tế hiện nay.

Đặc khu: Nơi học hỏi hay để kiếm tiền?

Đặc khu: Nơi học hỏi hay để kiếm tiền?

Chúng ta muốn gì ở đặc khu? Là nơi học hỏi mô hình thể chế, hay để kiếm tiền hay tất cả, TS Võ Trí Thành hỏi.

Xây đặc khu: Xin cơ chế, không xin tiền

Xây đặc khu: Xin cơ chế, không xin tiền

Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Vũ Hồng Thanh cho rằng điều các đặc khu cần là cơ chế, có cơ chế sẽ tạo ra động lực phát triển.

Đặc khu kinh tế: Đảng lãnh đạo như thế nào?

Đặc khu kinh tế: Đảng lãnh đạo như thế nào?

Chủ tịch HĐND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) băn khoăn về thiết chế sự lãnh đạo của đảng đối với các đặc khu như thế nào?

Đặc khu kinh tế: Bàn 15 năm vẫn lo nhiều quá khó làm

Đặc khu kinh tế: Bàn 15 năm vẫn lo nhiều quá khó làm

Theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, bàn về đặc khu 15 năm rồi vẫn loanh quanh lo chuyện lạm quyền, lo sợ nhiều quá không làm được.

Thu Hằng - Thuý Hạnh - Hồng Nhì