- Nêu vụ xử BS Hoàng Công Lương, ĐB Phạm Khánh Phong Lan đặt câu hỏi: Việc xử đúng người đúng tội còn đang chưa rõ ràng, tại sao lại đổ hết tội cho một bác sỹ trực tiếp lo cứu chữa cho bệnh nhân?

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng nay, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng, hiện giờ nhân viên y tế rất thiệt thòi.

{keywords}
ĐB Phạm Khánh Phong Lan

Nêu vụ xử bác sỹ Hoàng Công Lương, bà Lan chia sẻ bà hoang mang và bày tỏ: “Việc xử đúng người đúng tội còn đang chưa rõ ràng, tại sao lại đổ hết tội cho một bác sỹ trực tiếp lo cứu chữa cho bệnh nhân trong khi bác sỹ đó làm sao biết được chất lượng nước là như thế nào?”.

ĐB đặt vấn đề, nếu có tiêu cực trong việc sử dụng nước và những thiết bị đó thì ai là người hưởng lợi. Theo bà, không thể là bác sỹ điều trị dưới khoa mà ở các cấp lãnh đạo, cấp khoa, cấp bệnh viện, giám đốc công ty trang thiết bị.

“Chúng ta thiếu hệ thống pháp lý bảo vệ các bác sỹ. Việc này các nước khác đã làm rất nhiều rồi vì trong nghề y, bác sỹ khi đối mặt với bệnh nhân chỉ tập trung chữa bệnh nhưng đến khi có sơ sẩy lại không có hỗ trợ, bảo vệ của ngành, của những lực lượng bảo vệ pháp luật chuyên nghiệp”, ĐB Lan nói.

Cũng theo bà Lan, hiện nay có một thực tế là các nhân viên y tế đang phải "chân trong chân ngoài" làm thêm, thậm chí rời bỏ hệ thống công lập để ra hệ thống tư nhân với mức lương gấp mấy chục lần.

“Chúng ta kêu gọi bác sỹ phải thể hiện y đức nhưng phải tạo môi trường để thể hiện được y đức đó, họ cần nuôi sống gia đình”, bà Lan thẳng thắn.

Cũng nêu ý kiến trong lĩnh vực y tế, ĐB Phạm Khánh Phong Lan mong muốn vụ Vinaca cần được xử lý nghiêm để có tính răn đe đối với những trường hợp khác.

“Sức khỏe, tính mạng của người dân đang bị đe dọa bởi những con người vụ lợi và mất đạo đức này”, bà Lan bức xúc.

ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP. HCM) thì nêu những vụ tấn công cán bộ y tế trong bệnh viện gây tâm lý lo lắng và ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân trong bệnh viện.

Theo ông, vấn đề này tưởng đơn giản nhưng thực ra việc tấn công cán bộ y tế, là người đang điều trị cho bệnh nhân tức đã tước đi quyền được điều trị của các bệnh nhân kế tiếp.

“Việc này như chúng ta đang tấn công phi công và lái xe đang thi hành nhiệm vụ. Nếu không quan tâm đến vấn đề này, để sự việc ngày càng phức tạp sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị giữa các bác sỹ và bệnh nhân”, ông Lộc nói.

Tiết lộ cuốn sổ quyết định ‘số phận’ BS Hoàng Công Lương

Tiết lộ cuốn sổ quyết định ‘số phận’ BS Hoàng Công Lương

Nhiều người khai chỉ đến khi điều tra viên cho xem cuốn sổ họp giao ban cuối năm mới biết trưởng khoa có phân công nhiệm vụ cho BS Hoàng Công Lương.

Xét xử BS Lương: Điều dưỡng bất ngờ khai ghi thêm biên bản theo chỉ đạo

Xét xử BS Lương: Điều dưỡng bất ngờ khai ghi thêm biên bản theo chỉ đạo

Điều dưỡng trưởng phụ trách ghi biên bản 2 cuộc họp cuối năm khai nhận đã thêm nội dung vào biên bản sau sự cố chạy thận.

Gia đình nạn nhân đề nghị tòa tuyên BS Hoàng Công Lương vô tội

Gia đình nạn nhân đề nghị tòa tuyên BS Hoàng Công Lương vô tội

Gia đình nạn nhân đề nghị HĐXX cho điều tra lại về trách nhiệm của ông Trương Quý Dương, cựu giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Bất thường 'lời khai sinh đôi'

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Bất thường 'lời khai sinh đôi'

BS Hoàng Công Lương và điều dưỡng Đỗ Thị Điệp đều khai được điều tra viên cho xem trước lời khai của người khác cũng như biên bản họp cuối năm.

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Tiết lộ tỉ lệ ‘ăn chia’ trong chạy thận

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Tiết lộ tỉ lệ ‘ăn chia’ trong chạy thận

Sau lắp đặt máy chạy thận, công ty Thiên Sơn được hưởng 90% doanh thu trong tháng, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình hưởng 10%.

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Lộ hợp đồng 7,7 USD/ca chạy thận

Xét xử BS Hoàng Công Lương: Lộ hợp đồng 7,7 USD/ca chạy thận

Phó khoa Hồi sức tích cực tiết lộ, trong hợp đồng ký kết giữa BV đa khoa tỉnh Hoà Bình và công ty Thiên Sơn có ghi giá thuê 7,7 USD/ca chạy thận.

Hương Quỳnh - Thu Hằng