- ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đánh giá sự đóng góp của khối FDI vào nền kinh tế đáng ghi nhận, nhưng sau những “cơn địa chấn thu hút FDI” đang là nỗi lo.

Ông Nhân chỉ ra, sau 25 năm khu vực này góp 2% năm 1992 lên 20% năm 2016, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động và góp bình quân thu nhập đầu người hơn 2000 USD...

Tuy nhiên, khu vực này chỉ góp vào ngân sách 15-17%. Năm 2011 – 2015 có 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và càng lỗ lại càng mở rộng sản xuất.

{keywords}
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). Ảnh: Minh Đạt

ĐB nêu con số của Oxfarm rằng mỗi năm Việt Nam thất thu 170 tỷ USD do chuyển giá. Bên cạnh đó, 80% khoản thu của DN ngoại được nộp về chính quốc, chỉ 20% số này góp vào thuế thu nhập DN song với số DN báo lỗ lớn thì số thu này gần như bằng 0.

Theo ông, 20% thu từ DN FDI đang gồng gánh cho gần 70% chi thường xuyên ngân sách, số còn lại không đủ chi đầu tư, trả nợ.

Ông Nhân cho rằng việc này lý giải kinh tế tăng trưởng nhưng thu nhập quốc gia, hiệu quả mang lại nền kinh tế chưa cao. Trong khi đưa ra nhiều ưu đãi cho DN ngoại thì vẫn còn những rào cản với DN trong nước.

Theo ĐB, nếu không đơn giản hoá thủ tục hành chính sẽ khiến 1 triệu DN thành lập mới vào năm 2020 chỉ có ý nghĩa về mặt con số.

Trước tình hình này, ông kiến nghị không thu hút đầu tư bằng mọi giá mà phải chọn lọc, đưa ra cam kết chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá chặt chẽ hơn với DN FDI.

Tăng trưởng lúc lên lúc xuống

Theo Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước Hoàng Quang Hàm, nhiều cử tri cho rằng mức tăng trưởng những năm gần đây không hợp lý, tăng trưởng giữa các quý đột ngột, không theo logic thông thường. Cuối năm tăng trưởng rất cao, đầu năm sau thì đột ngột giảm xuống.

Cụ thể quý 4 năm 2015, cả nước tăng trưởng đạt 7,01% thì quý 1 năm 2016 rơi xuống 5,48%. Mức tăng trưởng này tăng dần ở quý sau và đạt 6,68% ở quý 4 năm 2016, nhưng lại đột ngột giảm ở quý tiếp theo.

Ông đề nghị Chính phủ làm rõ và có biện pháp khắc phục ngay vấn đề này.

ĐB Hàm chỉ ra, năm 2018, trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, phần lớn là tiền vay thì phân bổ cho đầu tư phát triển lại dàn trải; ngân sách giành 80.000 tỷ dành cho các công trình quan trọng quốc gia nhưng đã 3 năm chưa bố trí và giải ngân được vốn. 

"Kỳ họp này sẽ thông qua báo cáo khả thi của dự án cảng Hàng không quốc tế Long Thành và chủ trương đầu tư cao tốc Bắc Nam, nhưng chưa bố trí vốn trong kế hoạch năm 2018 nên không có nguồn tiền để thực hiện các dự án này. Chính phủ cần nhìn nhận nghiêm túc và có giải pháp nếu muốn đạt mục tiêu phát triển", ông Hàm nói.

Chính sách thu còn kìm hãm phát triển

ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) nêu thực trạng thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách thu để thực hiện mục tiêu phát triển. Song hiện nay và giai đoạn tới, một số chính sách thu không còn phù hợp nếu không nói là kìm hãm phát triển.

Ông cho rằng chính sách thu hiện nay có hai tồn tại, đó là làm mất đi nguyên tắc quan trọng nhất là tính tự lập thuế, làm phân tán nguồn lực và giảm thu ngân sách nhà nước. Trong khi chính sách thu hiện chưa bao quát hết nguồn thu, chưa mở rộng được cơ sở thuế, chưa đảm bảo bình đẳng giữa DN trong và ngoài nước, DN lớn và nhỏ...

“Chính sách thu hiện lấy dự án làm đối tượng ưu đãi nên tạo kẽ hở cho trốn thuế, nợ thuế; mang trên mình quá nhiều chính sách xã hội, làm giảm bản chất thuế, giảm nguồn thu ngân sách và bị lợi dụng để trục lợi, lãng phí nguồn lực quốc gia”, ĐB Nam Định lưu ý.

Ông cũng cảnh báo chính sách thu hình thành quỹ ngoài ngân sách. Có quỹ được hình thành như một loại thuế đặc biệt với mức huy động còn cao. Điều này làm giảm hiệu quả, mất nguồn lực, thiếu sự giám sát của QH.

ĐN tỉnh Nam Định cũng cho biết mức thuế suất hiện nay còn nhiều bất hợp lý so với khu vực và thế giới. Đây là dư địa lớn, khắc phục được kịp thời thì chắc chắn huy động vào ngân sách nhà nước tiền thuế phí 22-23% GDP trở lên.

Ông lớn FDI chuyển giá: Không phải phạt tiền là xong

Ông lớn FDI chuyển giá: Không phải phạt tiền là xong

Không chỉ phạt tiền các DN FDI qua mặt cơ quan VN chuyển giá cả ngàn tỉ đồng.

Chuyển giá phải bị coi là trốn thuế

Chuyển giá phải bị coi là trốn thuế

Thảo luận về sửa đổi luật Quản lý thuế, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị luật cần quy định chuyển giá là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. 

Bất lực nhìn Uber, Grab trốn thuế?

Bất lực nhìn Uber, Grab trốn thuế?

Việc các DN taxi truyền thống “tố” Uber, Grab trốn thuế, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Bộ sẽ làm việc với Bộ Tài chính để quản lý thuế tốt hơn...

Miễn thuế đất nông nghiệp 100 năm bằng 1 vụ Trịnh Xuân Thanh

Miễn thuế đất nông nghiệp 100 năm bằng 1 vụ Trịnh Xuân Thanh

Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh QH Võ Trọng Việt nhận định về tác động của chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đối với thu ngân sách.

Thu Hằng – Hồng Nhì