- Dự án luật Về hộiluật Biểu tình tiếp tục thiếu vắng trong tờ trình của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, 2018.

Chiều nay, Thường vụ QH cho ý kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và đề nghị về chương trình năm 2018.

Đối với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, CP trình QH sớm trước một kỳ họp đối với 2 dự án luật, lùi trình 4 dự án luật và bổ sung mới 4 dự án luật.

{keywords}

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết cơ bản đồng tình với đề nghị của CP về việc lùi thời gian trình các dự án luật. Còn việc bổ sung 4 dự án luật, UB Pháp luật đề nghị UB Thường vụ QH xem xét, quyết định.

Như vậy, tại kỳ họp thứ 3 trình QH thông qua 13 luật, 3 nghị quyết; cho ý kiến về 5 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 4 trình QH thông qua 6 luật, cho ý kiến về 11 dự án luật.

Về dự kiến chương trình năm 2018, CP đề nghị đưa 21 dự án luật, trong đó kỳ họp thứ 5 thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật. Còn kỳ họp thứ 6 thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 3 dự án luật.

Ông Định cho biết, UB Pháp luật cơ bản tán thành với đề nghị của CP. Cụ thể chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 dự kiến sẽ gồm 24 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của QH.

Bộ Nội vụ đang nghiên cứu quy định xử lý cán bộ về hưu

Ngoài ra, Chủ nhiệm UB Pháp luật đề nghị CP báo cáo thêm một số dự án luật đã được các cơ quan có thẩm quyền giao.

UB Thường vụ QH đã giao CP khẩn trương nghiên cứu, trình QH xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Việc này nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước.

Liên quan đến dự án luật Về hội và luật Biểu tình, tại kỳ họp thứ 2, QH đã giao CP khẩn trương chuẩn bị để trình Thường vụ QH xem xét, quyết định đưa vào chương trình.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật cho biết các nội dung này chưa được đề cập trong Tờ trình của CP. Ông đề nghị CP báo cáo rõ đã thực hiện các yêu cầu trên đây như thế nào, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc này và dự kiến sẽ trình QH vào thời điểm nào.

{keywords}

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự án luật Biểu tình do Bộ Công an chủ trì soạn thảo hiện đã đến giai đoạn chuyển sang Bộ Tư pháp thẩm định.

Còn về sửa đổi luật Cán bộ, công chức cũng như xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước, CP đã chỉ đạo Bộ Nội vụ có nghiên cứu tổng kết .

Trên cơ sở đó xem xét nên đưa việc này vào dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức hay xây dựng thành văn bản riêng.

“Bộ Nội vụ đang nghiên cứu và CP sẽ có đề xuất sau", Bộ trưởng Long nói.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết thêm, 2 dự án luật Về hội và luật Biểu tình, CP tiếp tục xin lùi để chuẩn bị kỹ hơn. UB Thường vụ QH đồng ý với CP và sẽ báo cáo QH.

Kiên quyết bác dự án luật không bảo đảm chất lượng

Chủ nhiệm UB Pháp luật lưu ý rút kinh nghiệm từ việc phải điều chỉnh chương trình quá gấp và nhiều lần như trong thời gian qua. Vì vậy, ông đề nghị CP cần chỉ đạo việc chuẩn bị các dự án được cơ quan có thẩm quyền phân công, nâng cao năng lực dự báo và thông tin sớm đến UB Thường vụ QH khi có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nội dung mới vào chương trình.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng nhắc nhở việc đưa dự án này vào, rút dự án kia ra là tình trạng chứ không phải cá biệt.

“Đề nghị kiên quyết không đưa vào, kiên quyết bác dự án luật không bảo đảm chất lượng”, bà nhấn mạnh.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nêu lên tế thời gian gần đây tính ổn định của hệ thông pháp luật có vấn đề. Khi làm luật này thì sửa luật kia, rồi không biết làm luật kia thì có phải quay trở lại sửa luật trước không.

“Ví dụ sửa luật Quy hoạch thì phải sửa 32 luật khác, nhưng không biết khi sửa 32 luật này có phải quay trở lại sửa luật Quy hoạch không?”, bà Nga băn khoăn.

Đồng thời, Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng lưu ý tính kỷ luật trong xây dựng luật. Có dự luật ý kiến của bộ trưởng thì thế này nhưng ý kiến của Phó Thủ tướng thì thế khác.

“Bây giờ theo văn bản của Phó thủ tướng hay theo văn bản của bộ trưởng? Điều này làm cho UB thẩm tra, UB Thường vụ QH vô cùng lúng túng”, Chủ nhiệm UB Pháp luật nói.

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cũng lưu ý, cái gì làm quá nhanh thì không nên, phải thận trọng.

Bà dẫn điều 60 luật Bảo hiểm xã hội vừa ban hành đã phải sửa để rút kinh nghiệm và đề nghị rút dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, dự luật bổ sung một số điều của bộ luật Lao động ra khỏi chương trình làm luật năm 2017 để “làm từng ấy cho chắc chắn đã”.

PGĐ Công an TP.HCM: Không cần phải biểu tình

PGĐ Công an TP.HCM: Không cần phải biểu tình

"Theo chỉ thị của Thủ tướng, nên hiểu rằng người dân có quyền biểu thị lòng yêu nước... Nhưng hiện nay không cần phải tổ chức biểu tình..."

Vị Thủ tướng xuống đường biểu tình vì Việt Nam

Vị Thủ tướng xuống đường biểu tình vì Việt Nam

Ông là người đặt nền móng cho mối quan hệ gắn bó kỳ lạ giữa Thụy Điển và Việt Nam, một nước ở tận bờ Baltic và một nước tít bên bờ Biển Đông.

Bộ trưởng Công an: Xử nghiêm đối tượng biểu tình vi phạm pháp luật

Bộ trưởng Công an: Xử nghiêm đối tượng biểu tình vi phạm pháp luật

Công an các đơn vị, địa phương phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý không để xảy ra các vụ việc tụ tập đông người, chặn quốc lộ, tuần hành gây rối ANTT.

Thu Hằng