Chiều nay (17/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung về tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, trình Quốc hội ban hành các luật để tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

{keywords}
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết

Hạn chế việc đề nghị bổ sung, lùi thời hạn trình, rút dự án ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tăng cường công tác rà soát văn bản, kịp thời xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Quốc hội yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí, hoàn thành sắp xếp các cơ quan báo chí theo quy hoạch. Xử lý triệt để tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, tạp chí điện tử, mạng xã hội.

Tập trung đầu tư cho bảo đảm an toàn thông tin, phát triển công nghệ số; sớm ban hành kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.

Quản lý chặt chẽ các nền tảng số nước ngoài, đẩy mạnh phát triển các mạng xã hội trong nước. Sớm ban hành quy định về quản lý các doanh nghiệp kinh doanh nội dung xuyên biên giới.

Đồng thời, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng. Khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2021, cơ bản hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia và việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tập trung xây dựng các nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Triển khai mạng lưới công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường kiểm soát chất lượng biên soạn, thẩm định SGK

Quốc hội đề nghị xây dựng, triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước. Sớm ban hành quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp điều hành giá điện, bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường. Trong năm 2021, phê duyệt và triển khai Quy hoạch điện VIII. Đến năm 2025, hoàn thành việc cấp điện cho người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy điện; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong thiết kế, xây dựng, vận hành các công trình thủy điện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, có cơ chế thúc đẩy phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Từ năm 2021, thực hiện thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT đường bộ. Hoàn thiện quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa.

Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

Đẩy mạnh đầu tư, xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Tăng cường kiểm soát chất lượng, hiệu quả biên soạn, thẩm định SGK; bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Quản lý tốt hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại.

Thực hiện các giải pháp về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội.

Thực hiện liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. Huy động các thành phần kinh tế đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ trong ngành y tế. Đẩy mạnh việc thực hiện số hóa toàn diện ngành y tế…

Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Giải quyết hiệu quả, dứt điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của các Bộ, ngành…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sửa đổi Nghị định để quản lý nền tảng xuyên biên giới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sửa đổi Nghị định để quản lý nền tảng xuyên biên giới

Netflix vi phạm quy định pháp luật Việt Nam. Để quản lý các nền tảng xuyên biên giới, Bộ TT&TT đã, đang làm nhiều việc, trong đó có việc sửa Nghị định về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Hương Quỳnh - Thành Nam