- Tư duy nhiệm kỳ rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể muốn thể hiện mình được phiếu cho nhiệm kỳ tới, có thể thấy hết nhiệm kỳ rồi thì thôi - Phó Thủ tướng thường trực nói.

Chất vấn Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chiều nay, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ lo lắng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính đảm bảo quy trình theo pháp luật nhưng yếu tố người nhà, "giọt máu đào hơn ao nước lã" là yếu tố quyết định, tiến độ thực hiện thì hết sức thần tốc.

{keywords}
ĐB Phạm Thị Minh Hiền

Pháp luật nghiêm minh, chính sách công khai, quy trình minh bạch nhưng con đường đi đến công lý của người dân còn một khoảng cách khá xa và chông chênh.

"Vậy với trách nhiệm của Chính phủ kiến tạo hành động vì dân, xin hỏi Chính phủ đặt tâm thế vào đâu để hành động, và lợi ích của người dân hay còn ai khác mà cho đến nay những tiêu cực sai phạm, kỷ cương phép nước, thực trạng khó khăn của đời sống nhân dân vẫn không giảm hẳn, còn có dấu hiệu phức tạp hơn, gây hệ quả cho nhân dân.

Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không, nếu còn cần đến niềm tin của người dân thì từ những việc ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc, Chính phủ cần có những giải pháp căn cơ để làm chìa khóa mở những từ khóa như "đúng quy trình, bổ nhiệm thần tốc, giải cứu" đang dần khép lại niềm tin của người dân", ĐB Minh Hiền nói.

Bà Hiền cũng đặt câu hỏi: Chính phủ, Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ có cam kết gì trước QH và cử tri cả nước về những lộ trình thực hiện giải pháp đề ra sau những ngày chất vấn các thành viên Chính phủ để QH thực hiện tốt chức năng giám sát tối cao, người dân giám sát hoạt động của QH để cam kết trước QH và cử tri.

Trả lời câu hỏi, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhắc việc thời gian qua, báo chí phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào những vị trí ở đơn vị do mình phụ trách, gây phản ứng trong dư luận.

{keywords}

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Anh

Với quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, hành động, phục vụ người dân, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương yêu cầu làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời giao Bộ Nội vụ kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng.

Ông cho biết, Bộ Nội vụ đã kiểm tra, rà soát tại 11 địa phương, phát hiện một số trường hợp sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ, công chức.

"Thủ tướng đã có ý kiến yêu cầu xử lý nghiêm, yêu cầu thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng với những trường hợp qua kiểm tra phát hiện có sai phạm. Đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các trường hợp cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.

Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là yêu cầu các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, trước mắt tập trung vào thực hiện các quy định tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng công chức, viên chức, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị trực thuộc trong năm 2017", Phó Thủ tướng nói.

Tư duy nhiệm kỳ cũng rất tinh vi

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu vấn đề tư duy nhiệm kỳ tồn tại ở các ngành, các cấp, dẫn tới sự cắt khúc trong thực hiện và phân tán trong đầu tư gây lãng phí nguồn lực.

{keywords}

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa

Bà đặt câu hỏi: Chính phủ có giải pháp nào khắc phục và tiến tới xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ hay không?

Trả lời ĐB Hoa, Phó Thủ tướng khẳng định, cán bộ nào có tư duy nhiệm kỳ thì cán bộ đó không xứng đáng. Chính phủ chủ trương kiến tạo, phát triển, Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân thì với bộ máy công quyền hành chính Nhà nước đòi hỏi cán bộ công chức, viên chức, người lãnh đạo các ngành các cấp phải trên tinh thần đó.

"Tất cả đòi hỏi người được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn các vị trí công tác phải đáp ứng tiêu chuẩn đầy đủ, phải là cán bộ đầy đủ chuẩn mực, khi thực thi công vụ thì phải thực thi đúng tinh thần. Những trường hợp như ĐB nêu có thể cũng là cán bộ không xứng đáng do quá trình bầu, bổ nhiệm, xuất phát từ khâu quy hoạch, đào tạo, rèn luyện, đánh giá chưa chính xác.

"Tư duy nhiệm kỳ cũng rất là tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể muốn thể hiện mình được phiếu cho nhiệm kỳ tới, có thể thấy hết nhiệm kỳ rồi thì thôi, không có quyết tâm nỗ lực. Điều này đòi hỏi phải xây dựng thể chế, quy chế...", Phó Thủ tướng nói.

Phó bí thư Yên Bái giải trình việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà

Phó bí thư Yên Bái giải trình việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà

Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Dương Văn Thống giải trình việc bổ nhiệm cán bộ, trong đó có việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà.

Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.

Cả họ làm quan: Bổ nhiệm kiểu 'gọt chân cho vừa giày'

Cả họ làm quan: Bổ nhiệm kiểu 'gọt chân cho vừa giày'

Nói về tình trạng cả họ làm quan, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng quy trình chung không sai nhưng hộp đen xử lý kiểu “gọt chân cho vừa giày”.

Cả họ làm quan là biến tướng của tham nhũng

Cả họ làm quan là biến tướng của tham nhũng

Lạm dụng quyền lực, đưa người thân vào bộ máy lãnh đạo là biến tướng của tham nhũng - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa chỉ ra.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Hương Quỳnh